Thứ Hai, 7 tháng 1, 2008

Viêm da cơ địa

Huy bị khô da quá, đi khám BS bảo bị chàm khô, hôm nay đọc được bài này, không biết có đóng góp gì ko nhưng cứ post lên cái đã vì tiêu đề hơi khác chút.

Viêm da do cơ địa dị ứng ở trẻ em: Có thể bạn chưa biết?

Hiện tượng da ngứa, đóng vảy và bong tróc ở một khu vực nào đó trên da khá thường gặp ở trẻ em. Rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết các biểu hiện như vậy có phải là bị viêm da do cơ địa?

Thế nào là viêm da do cơ địa dị ứng?

Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh mạn tính về da, trong đó có hiện tượng viêm da. Biểu hiện thường thấy nhất là: da trở nên ngứa và viêm dữ dội (đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy).

Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.

Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối với những người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.

Độ tuổi mắc bệnh?

Thật đáng tiếc là bệnh viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành (60%).

Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.

Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?

Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp và thường hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Ước tính có khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.

Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?

Câu trả lời là Không. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.

Nguyên nhân của viêm da dị ứng cơ địa?

Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.

Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện điển hình của bệnh?

Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.

Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”..

Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.

Một số khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng.

Có thể điều trị khỏi không?

Rất tiếc là không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị lành vùng da, phòng tái phát…

Để điều trị, có thể dùng thuốc bôi Dibetalic do công ty Cổ phần Traphaco sản xuất với liều lượng 1 lần/ngày (bôi vào buổi tối) cho trẻ nhỏ cho đến khi có cải thiện bệnh. Điểm khác biệt của loại thuốc bôi da Corticoid này là có thêm Acid salicylic, có tác dụng làm mỏng bớt các lớp da dày sừng và tróc vẩy, tạo điều kiện cho dược chất chính là Betamethason dipropionat thấm sâu vào mô tổn thương, giúp cho quá trình điều trị được nhanh chóng

Lưu ý không bôi thuốc khi da đang có tổn thương do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra.

Để phòng ngừa tái phát, trẻ cần được tắm nước ấm trong thời gian ngắn; móng tay cắt ngắn (để hạn chế xước da khi gãi), mặc quần áo bằng vải cotton mềm; giữ mát cho trẻ; tránh nhiệt độ phòng quá nóng; nhận biết nhiễm trùng da và điều trị ngay lập tức; cố gắng lôi cuốn trẻ vào các hoạt động nhiều để quên ngứa.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Công ty Cổ phần Traphaco - Đường dây tư vấn: 5.371593 ĐC: 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội

Không có nhận xét nào: