Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Huy 22 tháng rồi nè

Huy đã được tròn 22 tháng nhưng mà mẹ chẳng cân đo đong đếm con nữa, mẹ đợi đến khi Huy tròn 24 tháng sẽ làm một thể. Tuy chậm nói và nói ngọng líu song Huy cũng nhiều trò lắm. Mỗi khi đi ngủ thì mẹ hay kiểm tra kiến thức của Huy về các con vật. Nhiều khi cũng phải phì cười về cách trả lời của con. Mẹ vui lắm mỗi khi con có tiến bộ từ ăn uống đến phát âm. Con cũng lười nói như bố đó. Nhiều lúc muốn người khác làm việc gì cho con nhưng con toàn ư ư không biết nói như thế nào. Mẹ toàn phải hỏi lại ý con muốn gì thôi. Mấy hôm rồi buồn cười vì con toàn gọi ông ơi, Noddy. Ko biết có phải tại mẹ bảo với con là nhà ông ngoại mới có anh Noddy nên để mẹ gọi điện bảo ông gửi anh Noddy đến cho con ko nữa? Tối nào cũng gọi "ông ơi Noddy". Bây giờ buổi tối khi đi ngủ là Huy chúc bà ngủ ngon, chúc bố ngủ ngon nhưng chẳng thèm chúc mẹ gì cả (hic), mẹ thì vẫn chúc con ngủ ngon mà!
Năm hết tết đến, thời gian cứ đi vùn vụt mà không cho ta ngoái đầu nhìn lại. Đôi khi giật mình thấy mọi sự thay đổi quá sức tưởng tượng.

Đôi khi ta muốn quay lại thời gian xa xưa, ngày ta còn bé để:
- khỏi phải lo toan cuộc sống cơm áo gạo tiền
- được tự do nghĩ về cuộc sống tươi đẹp và nhiều mong ước
- sống trong vòng tay của cả bố và mẹ
- được làm nhiều thứ mà mình muốn
....

Thời gian, phương thuốc diệu kỳ cho mọi sự đau khổ, cho mọi mất mát. Thời gian sẽ cuốn đi tất cả những gì trên đường nó đi qua, khổ đau, mất mát, niềm vui cũng như nước mắt. Tất cả!

Rồi mai đây, khi trở về với cát bụi, ta lại là ta ngày xưa.

Tích ông Táo

Thổ Công chính là bộ ba gồm các vị: Thổ Công trông nom việc trong bếp, Thổ Địa trong nom việc trong nhà, Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa cho đàn bà và việc sản sinh của vật nuôi và cây trồng trong gia đình. Gộp lại cả ba vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ được gọi là Táo Quân với nhiệm vụ định phúc cho cả gia đình. Táo Quân, được hiểu nôm na là vua bếp, ba ông đầu rau hay ông núc vốn.

Táo Quân được các gia đình cúng lễ quanh năm, vào các dịp sóc, vọng thường hương hoa oản quả. Những dịp lễ tết giỗ chạp hay có công to việc lớn trong nhà có thể cúng chay hoặc cúng mặn tuỳ nghi. Dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp. Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực. Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Sau khi cúng Táo Quân, người ta hóa mã, đồng thời hóa cả bộ mã năm trước.

Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Ban thờ Thổ Công thường bày biện khá đơn giản gồm bộ 3 chiếc mũ. Chiếc mũ ở giữa là mũ đàn bà, hai bên là mũ đàn ông. Bộ mũ (dù ba chiếc hay một chiếc) đều kèm theo chiếc áo và đôi hia đính vào bệ giấy hoặc khi cúng được kê trên bệ là vài trăm thoi vàng mã.

Hình ảnh Táo Quân - vua bếp cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày. Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được "phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay sông). Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo Quân.

Sự tích Táo Quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau... Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

Ngoài ra còn có tích sau:
Tục thờ Táo quân có từ bao giờ?

Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời.

Việc tin thờ Táo quân chắc hẳn rất xa xưa, nhưng không vượt trước thời kỳ con người còn sống theo lối du mục, sớm nhất cũng chỉ từ giai đoạn biết định cư trồng lúa, làm rẫy... nghĩa là biết nấu nướng, làm chín thức ăn. Các loại phương tiện để kê nấu (sau này là cà ràng, hỏa lò) được xem là một sự hóa thân của thần bếp.

Tích ông Táo

Học phái Lão Tử cho rằng có một vị thiên thần coi việc thiện ác của từng gia đình và mỗi năm một lần về tâu sự với Ngọc Hoàng. Người Việt Nam quan niệm về ông táo khác với người Trung Hoa, tích kể rằng:

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.

Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng.

Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.

Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

Cũng có tích khác: sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:
Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Ý nghĩa của tích truyện

Vượt qua cái lý để đạt tới cái tình: Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Người ta thường chỉ trích "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà". Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.

Liên hệ đến gia đình: Quan niệm táo quân là vị thần thứ nhất, quan trọng hàng đầu trong gia đình, nhiều địa phương có tục lệ, người con gái khi mới về nhà chồng, phải làm lễ ở bếp, hay ở bàn thờ Thổ Công, để xin phù trợ về sau trong công việc bếp núc, tề gia, nội trợ, quán xuyến gia đình. Tục ngữ phương Tây có câu: "bàn tay đưa nôi là bàn tay cai trị thế giới", người Việt Nam thì quan niệm: Người nội trợ là nội tướng trong gia đình.

Bếp lửa mang một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, nó còn là nơi quy tụ cả gia đình để chia sẻ với nhau bữa ăn cũng như lửa ấm. Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp…Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.

Thường xưa kia, có gì lủng củng, đau yếu là người ta phải xem lại bếp núc tức là ông táo có được giữ sạch sẽ hay không?

Táo quân định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này là do sự ăn ở phải đạo của gia chủ và của mọi người trong nhà.

Sự tích ông táo trong dân gian Việt Nam, có những nét đẹp truyền thống. Người Việt Nam tiễn ông Táo ngày 23 tháng Chạp chứ không tế Táo quân vào mùa hạ như người Hoa. Xưa. Trước ngày 23 tháng Chạp, người ta đến hàng vàng mã mua hai cái mũ nam, một cái mũ nữ và một hoặc ba con cá chép (dùng cho Táo cưỡi), rồi đem đốt những vật dụng đang thờ, đã hư cũ. Đồng thời người ta cũng thay luôn mấy "Ông Táo" đã sứt mẻ bằng cách "trân trọng" gửi ở bụi tre hoặc một gốc cây nào đó sau vườn, về sau.

Tuy nhiên, hiện ở nông thôn, nhiều nơi vẫn làm gà, cúng "hăm ba tháng Chạp Táo quân về trời" đàng hoàng. Họ coi ngày này như hội nghị thường kỳ của thượng giới, và cũng có ý tạo điều kiện cho Táo quân kịp trở về trần gian ăn Tết với gia đình.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

Dọn nhà đón Tết theo phong thuỷ

Bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm mới, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị thổ công lên trời. Bạn cũng nhớ phải nạp lại năng lượng cho các vị Phúc, Lộc Thọ và đừng quên trả hết nợ nần...

Người Việt Nam cũng như Trung Quốc tin rằng để nhận được sự phù hộ của thần linh, cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần thổ công, những vị thần này được coi là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng chạp âm lịch (năm nay là ngày 31/1/2008).

Vị quan trọng nhất trong các vị thổ công là Thần Bếp (Táo Công), chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Táo Công sẽ là trình báo Ngọc Hoàng các hoạt động trong năm của gia chủ, thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn nhất. Táo Công thường lên Thiên đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, nghĩa là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch.

Vào ngày tiễn Táo Công, người ta thường bày biện rất nhiều thức ăn và hương thơm trong nhà bếp, như hoa quả, bánh ngọt, mỳ sợi,… Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, thứ hai là thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngài sẽ ngọt ngào và ngài sẽ chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp.

Tại một số gia đình, để thể hiện sự hiện diện của Táo Công, người ta dùng một mảnh giấy đỏ có viết tên vị thần này trên đó, có nhà thì vẽ cả hình vị này trên giấy đỏ. Mảnh giấy này được gác trên nóc bếp và vào ngày Táo Công lên trời, miếng giấy này được hạ xuống và đốt đi. Một mảnh giấy mới sẽ được đặt vào nóc bếp, với ý nghĩa gia chủ chào mừng Táo Công từ Thiên Đình trở về.

Táo Công trở về vào ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch, một ngày trước khi các thần Thổ Công khác trở về (ngày 4 âm lịch). Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đón Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa để đón xuân trước khi các vị thần về trời.

Những điều cần làm khi dọn dẹp nhà cửa

Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện, các nghi lễ phong thuỷ để nạp lại năng lượng được thực hiện. Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi tủ, vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, lau chùi cẩn thận tất cả các phòng, dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.

Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.

Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc - Lộc - Thọ

Điều quan trọng nhất là nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới. Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là năm tốt để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.

Thanh toán nợ nần của năm trước

Các thương gia phải lo trả hết nợ trước giao thừa. Mang tiếp nợ nần sang năm mới là điều không may nhất vì nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới. Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều này mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới.

Sổ sách làm ăn khi này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau, màu đỏ đồng nghĩa với ngôi sao vận may. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, các cửa đều đã được dính giấy đỏ may mắn.

Dự trữ nhiều kẹo và quýt

Một công việc lớn trong chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu “sự ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo, bạn cần mua nhiều quýt, tên nó đồng nghĩa với “vàng”.

Bốn loại thực phẩm quan trọng

Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 6/2/2008 (30 Tết), gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi). Hãy buộc chúng lại với nhau. Cá muối phải được rán vàng và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày giao thừa. Lấy chúng ra vào ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.

1. Cá khô nghĩa là - “của ăn của để”

2. Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.

3. Hành nghĩa là “thông minh”.

4. Tỏi tây nghĩa là “cần cù”

Bữa ăn đoàn tụ (tất niên)

Ngày cuối năm là ngày bầy tỏ sự tôn kính đối với tổ tiên. Tại những gia đình có bàn thờ tổ tiên, đây là lúc mời ông bà về tham gia vào bữa tiệc đoàn tụ với tất cả các thành viên trong gia đình . Theo truyền thống, tất cả các con trai sẽ trở về nhà bố mẹ và người ta cho là không may mắn nếu bạn ăn ở ngoài đường vào đêm tất niên. Khi ăn, mọi người đều phải ăn mặc chỉnh tề, phụ nữ phải mang đồ trang sức quý, quần áo đẹp, vì điều này nghĩa là sự may mắn sẽ tiếp diễn. Họ không được ngồi ăn tất niên mà mặc quần áo cũ. Họ không được mang bộ mặt ủ rũ. Những khuôn mặt tươi cười mang lại may mắn. Phụ nữ càng tươi cười và càng đeo nhiều đồ trang sức quý bao nhiêu thì may mắn tới càng nhiều vào thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới (giao thừa). Vào lúc này, tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ mình.

Cửa chính, và nếu có thể, tất cả các cửa nhà, phải được mở. Cả nhà phải tràn ngập ánh sáng, với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2008

Mẹ đẻ em bé bằng cách nào?

Câu hỏi này hay đây. Tìm được thông tin này trên WTT nên đưa vào đây để có cái mà trả lời con nếu có bị hỏi.

Willy đã đi đâu - NICHOLAS ALLAN

Willy là một chú tinh trùng nhỏ

Photobucket

Cậu sống trong người chú Browne…Ở đây, cậu sống cùng với 300 triệu người bạn tinh trùng khác và tất cả đều trú ngụ tại một nơi giống nhau trong người chú Browne. Mọi chú tinh trùng đều chỉ sống ở một nơi.

Photobucket

Ở trường học, Willy thường gặp rắc rối với môn toán.

Photobucket

Nhưng cậu lại rất giỏi về bơi lội. Butch, bạn cậu, cũng vậy.

Photobucket

Cả 300 triệu chú tinh trùng đều là những tay bợi lội giỏi…nên chẳng có gì ngạc nhiên khi Butch không là ngoại lệ.

Photobucket

Rồi cũng tới ngày cuộc thi bơi lớn được khởi động. Willy đã luyện tập rất chăm chỉ mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi. Nhưng chỉ có một giải thưởng duy nhất dành cho người thắng cuộc – một quả trứng xinh xắn. Quả trứng ấy nằm bên trong cô Browne…

Photobucket

“Nếu có 300 tinh trùng tham gia vào cuộc thi, con nghĩ con sẽ phải tranh tài với bao nhiêu đối thủ để giành chiến thắng vậy Willy?”, thầy giáo hỏi cậu. “10 ạ”, Willy nóí. Rõ ràng là cậu chẳng có khiếu với môn toán, nhưng lại là một tay bơi lội cừ khôi.

Photobucket

Cuối cùng, ngày thi đấu cũng đến. Thầy giáo đưa cho mỗi chú tinh trùng một cặp kính bơi.

Photobucket

Một số báo danh. Và 2 cái bản đồ.

Photobucket

Bản đồ thứ nhất mô tả bên trong chú Browne

Photobucket

Bản đồ thứ hai mô tả bên trong cô Browne

Photobucket

Đêm đó, chú Browne và cô Browne ngủ cùng nhau. Thầy giáo hét lớn: “Đi thôi nào!” và cuộc đua lớn chính thức diễn ra.

Photobucket

Willy cứ cố bơi mãi, bơi mãi với tất cả sức mạnh cuả mình. Butch cũng vậy. Willy đã bơi như thể tất cả cuộc sống của cậu phụ thuộc vào điều đó. Butch cũng chẳng vừa. Btuch dần đuổi kịp Willy. Willy còn phải bơi bao xa nữa? Cậu không biết được. Cậu vốn không giỏi toán mà…Nhưng lại là tay bơi số 1!Hurrah!

Photobucket

Quả trứng dành làm phần thưởng thật đáng yêu và mềm mại. Willy tìm mọi cách để vào bên trong nó…cho tới khi cậu biến mất.

Photobucket

Sau đó, một việc kỳ lạ đã xảy ra. Một điều gì đó thật tuyệt vời. Một điều gì đó thật màu nhiệm. Một thứ gì đó bên trong bắt đầu lớn lên. Nó cứ lớn dần, lớn dần cho đến một ngày to hơn cả quả trứng. Nó cứ tiếp tục lớn mãi tới khi to hơn cả dạ dày của cô Browne.

Photobucket

Vì thế mà bụng cô Browne cứ to dần ra. Cứ to mãi, to mãi cho tới khi…

Photobucket

một em bé chào đời. Đó là một bé gái nhỏ xinh. Hai cô chú gọi bé là Edna.

Photobucket

Nhưng Willy bé nhỏ đã đi đâu rồi? Có ai biết không?

Photobucket

Khi Edna lớn hơn một chút và bắt đầu đi học… cô bé nhận ra rằng mình thường gặp rắc rối với môn toán …

Photobucket

…nhưng lại rất giỏi về bơi lội

Photobucket

(WHERE WILLY WENT - NICHOLAS ALLAN
Willy was a little sperm
He lived inside Mr. Browne... He lived with 300 million other sperm and they all lived in Mr Browne at the same address.
At school Willy wasn't very good at sums.
But he was very good at swimming. So was Butch.
but so did all the other 300 million sperm... and so did Butch.
Soon it would be time for the Great Swimming Race. Willy practised every day. But there was only one prize - a beautiful egg. The egg was inside Mrs Browne....
"If there are 300 million sperm in the race, how many will you have to beat to win the egg?" the teacher asked. "Ten" said Willy. He wasn't very good at sums, but he was VERY good at swimming.
At last the day of Great Swimming Race arrived. The teacher gave them all a pair of goggles.
And a number. And two maps
The first map showed inside Mr Browne
The second map showed inside Mrs Browne
That very night Mr Browne and Mrs Browne joined together. The teacher cried, "Go"" and the Great Swimming Race began.
Willy swam and swam with all his strength. But so did Butch. Willly swam as if his life depended on it. Yes so did Butch. Butch was catching up. How much further did Willy have to go? He didn't know. He wasn't very good at sums... but he was the BEST swimming! HURRAH!
The egg was lovely and soft. Willy burrowed all the way in .... until he disappeared.
Then something strange happened. Something wonderful. Something magical. Something inside began to grow. It grew and it grew until it grew bigger than the egg. Then it grew some more until it grew bigger than Mrs Browne's tummy.
So Mr Browne's tummy grew bigger instead. It grew and grew and it grew until...
the baby was born. It was a little girl. They called her Edna.
But where had little Willy gone? Who knows?
But when Edna grew into a little girl and went to school ... she found she wasn't very good at sums...
...but she was VERY good at swimming]

Thùy Trang WTT dịch

Đụng xe liên tiếp trên cầu vượt ngã tư Vọng

Hôm nay, sáng sớm trời rét buốt và mưa phùn. Rút kinh nghiệm hôm qua bị rét nên hôm nay mình mặc áo budong khoác thêm cái áo mưa nữa thế mà vẫn cóng hết hai chân. Đi làm hơi muộn nên đi cũng nhanh, đến chân cầu vượt ngã tư Vọng, mình ngó nhìn lên cầu thấy đông, đang chán nhưng đi đến gần hơn thì đỡ hơn. Đang tăng ga để lên cầu thì phải phanh dúi dụi, bánh sau loạng choạng suýt đổ xe. Phí trước một loạt xe máy và người ngã đang lúi húi đứng dậy. Mùi xăng xe tỏa lên nồng nặc. Mặt đường bóng và trơn. Nghe đâu có người làm rớt chai dầu nhớt làm đường trơn. Có thêm mưa nên càng trơn. May mà mình ko bị đổ xe giống mọi người. Cái xe này của mình khi phanh gấp cũng hay bị loạng choạng. Hôm nào phải nhờ ông ngoại chỉnh cho. Cả đèn mo nữa chứ, chắc bị chập nên vào số nào cũng sáng đèn, hic...

Thêm 1 chuyện buồn cười nữa về cái xe là có nhiều người đi đường hỏi mua. Chắc là trông con xe còn ngon....

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2008

Sinh nhật em Khoai 8-1

Vậy là em Khoai cũng được 1 tuổi rồi. Nào cùng chúc mừng em. Chúc em hay ăn chóng lớn, nhanh biết đi (để đuổi kịp anh Huy) và biết nhiều thứ khác nữa.

Bánh sinh nhật này:

Photobucket

Photobucket

Mũ sinh nhật bác Phượng làm cho, Khoai đội mũ mà mặt nhăn nhó khó chịu (nhưng mà chỉ đội có một lúc, anh Huy thì ko cho đội vào đầu, hic mất công bác hì hục làm mũ)

Photobucket

Photobucket

Happy birthday to Gia Khoa, Một hai ba...phù...

Photobucket

Các anh chị sang chia vui với em nữa:

Photobucket

Photobucket

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2008

Vườn rau nhà bà ngoại

Bà ngoại có mảnh vườn, trồng nhiều rau phết, bà bảo sợ ăn rau ngoài nên cố gắng chăm sóc vườn rau để có cái ăn. Năm nay bà trồng thêm súp lơ và cải bắp. Súp lơ thì ăn gần hết rồi chỉ có cái bắp là chưa được ăn vì giờ mới đang cuộn. Bà chăm bắt sâu và bướm lắm. Lúc nào rồi bà và Huy ra vườn, bà dặn Huy ngồi ở bậc thềm mà thấy bướm bay qua thì gọi bà. Chẳng biết Huy hiểu thế nào nhưng có thấy bướm là gọi thất thanh "bà, bà ơi..." rồi tay chỉ theo và nói "đây, đây...'. Có khi chẳng có con nào cũng gọi bà. Buồn cười lắm.

Nghe đài đọc báo thấy rau xanh bẩn, toàn thuốc sợ phát khiếp, ước gì cứ có rau nhà mà ăn nhỉ?

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2008

Trẻ biếng ăn do… người lớn

5% số trẻ em lười bú ngay khi vừa sinh ra. Lên 2 tuổi, tỷ lệ biếng ăn lên đến 30-40%. Lỗi này không ai mà phần lớn do các bậc cha mẹ gây nên.

Những quan niệm sai lầm

Bé Phạm Thị Nam, Hà Nội, chào đời nặng tới 4kg. Thế nhưng, sau 4 tháng, bé chỉ nặng có 6kg và hai năm sau cũng chỉ nặng 8kg. Mẹ của bé, chị Lê Thị Ngọc, đã học mấy cua dạy về cách nấu ăn dặm cho trẻ nhưng tình hình không được cải thiện lắm.

Cuối cùng, chị Ngọc đã đưa con tới Viện dinh dưỡng khám với lý do chán ăn và còi cọc. Chị cho biết, vì lý do công việc, bé Nam bắt đầu ăn sữa ngoài, ăn dặm từ tháng thứ 4. Nhưng càng ngày cháu càng lười ăn. Mặc dù rất cẩn thận, bao nhiêu thức ăn bổ dưỡng, chị đều cho vào cháo cho con. Vậy mà mỗi bữa cháu ăn hơn 1 tiếng đồng hồ, với vài thìa cháo và ăn trong tiếng quát mắng hoặc dỗ dành.

Hãy cho trẻ những bữa ăn ngon và vui vẻ

Tình trạng như của bé Nam không phải là hiếm. Không ít cảnh mẹ bế con dọc tuyến phố, bà nội lếch thếch đi theo để đút từng thìa cháo, chỉ trỏ đến mỏi cả tay, khô cả miệng. Có gia đình còn thuê cả xích lô hoặc đưa trẻ lên xe buýt đi khắp các phố để dỗ trẻ ăn.

Bà Phan Thị Bích Nga, Phó Giám đốc TT Khám tư vấn Dinh Dưỡng cho biết, mỗi ngày TT khám cho khoảng 150 - 200 trẻ, trong đó loại trừ khoảng gần 10% trẻ béo phì, còn hầu hết là do biếng ăn và các chứng bệnh kèm theo như: suy dinh dưỡng, còi xương, rối loạn tiêu hoá, viêm đường hô hấp...

Theo bà Nga, trẻ biếng ăn khi ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, thời gian ăn kéo quá dài trên 30 phút.

Biếng ăn là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân hay gặp nhất là do phương pháp chăm sóc không đúng của cha mẹ. Nhiều bà mẹ biến bữa ăn của trẻ thành cuộc chiến, trẻ bị ép ngồi gò bó, bị la, bị nhồi nhét dù không thấy đói...

Hơn nữa, cách chế biến chưa phù hợp cũng khiến trẻ không mặn mà với chuyện ăn uống. Nhiều phụ huynh cứ lặp lại mãi công thức cho cả khoai tây, xu hào, cà rốt, đậu xanh… trăm thứ bà rằn, những thứ được coi là bổ, cho tất vào nồi cháo và xay nhỏ. Chính họ còn không ăn được thứ hỗn hợp đó huống gì trẻ kén ăn.

Cũng không ít bà mẹ chỉ cho con ăn nước thịt, nước rau, mà bỏ bã dẫn đến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng, chất xơ cần thiết, kích thích ăn uống.

Lại có gia đình cho trẻ tập ăn cơm khi trẻ mới 10-12 tháng. Về lý thuyết, chỉ khi trẻ hơn 2-3 tuổi, đủ răng mới có thể nhai tốt. Nếu cho ăn sớm quá, trẻ sẽ không ăn được nhiều, dẫn đến quen dạ, biếng ăn dần.

Bú mẹ giúp kích thích tiêu hóa

GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, nhấn mạnh, hiện nay trẻ biếng ăn nhiều một phần là do các bà mẹ nuôi con bằng sữa nhân tạo.

Các bà mẹ đã không biết rằng, nếu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú đến 2 tuổi, sữa mẹ sẽ giúp cho dạ dày bé to ra, đường tiêu hoá phát triển, giúp bé thèm ăn, trong khi sữa nhân tạo không kích thích sự phát triển này. Các nguyên nhân biếng ăn khác có thể điều trị bằng thuốc, xong nguyên nhân này không có thuốc gì điều trị được.

Ngoài ra, để giúp trẻ ăn ngon, ăn tốt hơn, các bà mẹ cần học cách chế biến và tạo bữa ăn vui vẻ.

Theo bà Nga, để chữa dứt điểm biếng ăn phải dựa vào nguyên nhân. Chẳng hạn, bé biếng ăn do thiếu máu phải điều trị thiếu máu. Biếng ăn do còi xương, tâm lý, nhiễm khuẩn... cũng phải điều trị khỏi, bé sẽ bớt biếng ăn.

Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cách chế biến bữa ăn. Các bà mẹ phải chú ý nấu cho trẻ cũng giống như nấu cho người lớn, phối hợp thức ăn cho phù hợp (thịt với rau không được trái nhau), tránh suốt ngày cho một vài vị cố hữu vào như xu hào, khoai tây...

Tuyệt đối không trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vào gạo để nấu cho trẻ. Thực tế, ý dĩ, hạt sen không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Đậu xanh là cách ăn của thời bao cấp, chỉ khuyến khích ở các vùng nghèo.

Bữa ăn của trẻ rất cần chất đạm, đặc biệt là đạm động vật. Chất đạm cho bé hàng ngày là 1g cho mỗi kg cân nặng (tối đa là 1,5g). Trẻ cần ăn đạm động vật, thịt trứng, rau, cua, cá thay cho đạm thực vật.

Nếu cho trẻ đạm thực vật cũng chỉ nên cho ăn 1 -2 lần/tuần và phải phối hợp với đạm động vật. Cũng không nên cho trẻ ăn nhiều rau quá, vì trẻ còn nhỏ, rất khó tiêu hoá chất xơ ... khiến chậm lên cân.

Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Tuyệt đối không được dọa nạt trẻ. Nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.

Không kéo dài bữa ăn. Không cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; vì nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ thiếu dinh dưỡng

Viêm da cơ địa

Huy bị khô da quá, đi khám BS bảo bị chàm khô, hôm nay đọc được bài này, không biết có đóng góp gì ko nhưng cứ post lên cái đã vì tiêu đề hơi khác chút.

Viêm da do cơ địa dị ứng ở trẻ em: Có thể bạn chưa biết?

Hiện tượng da ngứa, đóng vảy và bong tróc ở một khu vực nào đó trên da khá thường gặp ở trẻ em. Rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết các biểu hiện như vậy có phải là bị viêm da do cơ địa?

Thế nào là viêm da do cơ địa dị ứng?

Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh mạn tính về da, trong đó có hiện tượng viêm da. Biểu hiện thường thấy nhất là: da trở nên ngứa và viêm dữ dội (đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy).

Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.

Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối với những người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.

Độ tuổi mắc bệnh?

Thật đáng tiếc là bệnh viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành (60%).

Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.

Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?

Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp và thường hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Ước tính có khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.

Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?

Câu trả lời là Không. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.

Nguyên nhân của viêm da dị ứng cơ địa?

Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.

Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện điển hình của bệnh?

Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.

Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”..

Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.

Một số khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng.

Có thể điều trị khỏi không?

Rất tiếc là không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị lành vùng da, phòng tái phát…

Để điều trị, có thể dùng thuốc bôi Dibetalic do công ty Cổ phần Traphaco sản xuất với liều lượng 1 lần/ngày (bôi vào buổi tối) cho trẻ nhỏ cho đến khi có cải thiện bệnh. Điểm khác biệt của loại thuốc bôi da Corticoid này là có thêm Acid salicylic, có tác dụng làm mỏng bớt các lớp da dày sừng và tróc vẩy, tạo điều kiện cho dược chất chính là Betamethason dipropionat thấm sâu vào mô tổn thương, giúp cho quá trình điều trị được nhanh chóng

Lưu ý không bôi thuốc khi da đang có tổn thương do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra.

Để phòng ngừa tái phát, trẻ cần được tắm nước ấm trong thời gian ngắn; móng tay cắt ngắn (để hạn chế xước da khi gãi), mặc quần áo bằng vải cotton mềm; giữ mát cho trẻ; tránh nhiệt độ phòng quá nóng; nhận biết nhiễm trùng da và điều trị ngay lập tức; cố gắng lôi cuốn trẻ vào các hoạt động nhiều để quên ngứa.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Công ty Cổ phần Traphaco - Đường dây tư vấn: 5.371593 ĐC: 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội

Xử lý thế nào khi con bị nôn vọt

Mặc dù nôn trớ là hiện tượng bình thường đối với trẻ nhỏ nhưng nếu thấy trẻ nôn vọt ra thành vòi thì cần đưa ngay đến bệnh viện, vì đó có thể là dấu hiệu tổn thương ở não.

Không có bà mẹ nào không trải qua tâm trạng xót ruột khi con nôn trớ. Giải thích điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, đó là do cấu tạo hệ tiêu hóa trẻ em. Trước 6 tuổi, thực quản - dạ dày trẻ gần như là một đường thẳng, chưa tạo thành góc cong rõ rệt như người lớn. Do đó, thức ăn đưa vào rất dễ trào ngược lên. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gây kích thích co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng này.

Trẻ dưới 1 tuổi (nhất là 6 tháng đầu) rất hay bị trớ khi ăn quá nhiều, hoặc bú không đúng cách nên nuốt phải quá nhiều hơi. Trẻ cười to, đùa nghịch, vận động nhiều khi đang ăn hoặc mới ăn xong cũng dễ bị trào thực phẩm ra ngoài.

Ngoài ra, nếu bị viêm họng, amiđan, phế quản, phổi..., trẻ cũng dễ nôn sau ăn, hay khi ho quá nhiều. Đó là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nôn lại là dấu hiệu của bệnh lý, thậm chí rất nguy hiểm, cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

Nôn do dị dạng đường tiêu hóa

Teo hẹp thực quản: Thường phát hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh (1 tháng đầu). Do dị tật này, trẻ vừa bú đã sặc và nôn ngay bởi thức ăn không kịp xuống phía dưới của đường tiêu hóa.

Hẹp tá tràng, ruột non: Thức ăn không tiếp tục đi xuống đoạn cuối ống tiêu hóa được, dẫn đến hiện tượng nôn sau khi ăn 2-3 tiếng, nôn hết mới thôi. Triệu chứng cũng được phát hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh.

Phì đại cơ môn vị ở phần cuối dạ dày, cơ này co bóp thường xuyên khiến trẻ dễ bị nôn khoảng 1-2 tiếng sau ăn, chất nôn có vón sữa. Thường xuất hiện khi trẻ 2-3 tháng.

Phình đại trạng bẩm sinh: Đoạn cuối ống tiêu hóa không có thần kinh co bóp nên phân tắc lại, lâu ngày phình to. Khi tắc đầy quá, trẻ sẽ bị nôn, găp từ sơ sinh đến lớn.

Nôn do các bệnh về não

Viêm não, màng não: Gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó viêm màng não (do vi khuẩn) thường gặp ở những cháu dưới 1 tuổi; viêm não (thường do virus) hay xảy ra nhất ở trẻ 3 tuổi trở lên. Trẻ sốt, thóp phồng, nôn vọt (phun như vòi), sau đó là lơ mơ, mất tri giác, hoặc ngủ li bì...

Xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K: Xảy ra lúc khoảng 45 ngày tuổi ở những trẻ không được tiêm vitamin K khi mới ra đời. Thường trẻ tự nhiên khóc thét lên một tiếng (có những trẻ không khóc), da xanh nhợt đi do thiếu máu, nôn vọt, li bì, thóp phồng.

Tai biến mạch máu não: Do dị dạng mạch máu, thường xảy ra ở trẻ lớn, khoảng 9-10 tuổi. Trẻ tự nhiên đau đầu, sau đó có biểu hiện thiếu máu (da, môi, niêm mạc xanh nhợt), nôn, hôn mê.

Các nguyên nhân khác

Bã thức ăn: Thức ăn không được tiêu hóa hết, vón thành cục, gây tắc ở tá tràng. Trẻ không sốt, cứ ăn vào là nôn, đi ngoài rất ít phân. Bệnh thường xảy ra ở trẻ ngoài 3 tuổi.

Nhiễm virus đường tiêu hóa: Thường gặp nhất là rota virus, gây tiêu chảy và nôn, kèm sốt. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lồng ruột: Gặp nhiều nhất ở trẻ 7-8 tháng đến 1 tuổi. Trẻ bỗng nhiên khóc thét vì đau bụng, nôn vọt nhiều lần, thậm chí không còn thức ăn vẫn nôn.

Hải Hà

Ăn nhiều vẫn… suy dinh dưỡng!

Còn nhớ lúc đi học cách nấu bột cho con, BS bảo phải tô màu bát bột của con, to như thế nào mới đúng nhỉ?

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than vãn về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “Con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tại sao? Câu trả lời là:

Nhiều nhưng không đủ
Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực chất lại không đủ về số lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong ngày. Ví dụ, nhu cầu của trẻ là phải ăn đầy một chén cháo mỗi bữa, ngày ăn ba bữa cháo và 800ml sữa. Mẹ cho ăn 2/3 chén hoặc ngày chỉ ăn hai bữa, uống thiếu sữa trong ngày… là không đủ cho nhu cầu của trẻ.

Nhiều lượng nhưng ít chất
Số lượng nhiều nhưng không chất lượng: thiếu chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hủ) hoặc thiếu dầu mỡ…

Nhiều nhưng đơn điệu
Ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó có thể làm cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện.

Nhiều nhưng dư thừa
Đưa vào cơ thể trẻ số lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hoá của trẻ. Trẻ sáu tháng tuổi chỉ ăn được tối đa là nửa chén (100ml), nếu cho ăn nhiều hơn, bé sẽ không có đủ men tiêu hoá hết. Phần thức ăn này sẽ không thể hấp thu vào cơ thể khiến bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hoá và sụt cân.

Nhiều chất đạm không cần thiết
Cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú.

Nhiều nhưng không phù hợp

Ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn khác nhau nên có thể trẻ ăn nhiều so với trẻ đồng tuổi nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cần phải gia giảm giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hoá phù hợp và trẻ được phát triển tốt nhất. Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn.

Theo BS Đào Thị Yến Thuỷ

Mẹo chữa bệnh bằng hành tây

Lại học nữa nhé:

Vào mùa lạnh, bạn hay bị tắc mũi, khó thở do cảm cúm. Có thể khắc phục bằng cách cắt một lát nhỏ hành tây rồi ngửi thường xuyên, hoặc đưa vào mũi.

Hành tây rất giàu selen (rất tốt cho da, móng và tóc), và quexetin (giúp chống ôxy hoá rất mạnh). Hai chất này kết hợp giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây lão hóa. Ngoài ra, hành tây cũng rất giàu kali, vitamin C.

Hành tây giúp hạ huyết áp, làm vững bền thành mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết não. Loại củ này chứa chất kháng sinh phytonxit nên có tác dụng chữa ho, trừ đờm. Hành tây cũng có ích cho người mất ngủ, tiêu hóa kém.

Khi dùng ngoài, hành tây có thể trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, mụn cóc. Nó cũng được khẳng định là một loại viagra tự nhiên hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa bệnh từ loài rau này:

Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm, đun nước uống trong ngày.

Giải cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh.

Đuổi muỗi, chữa khó ngủ: Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh khi ngủ.

Hành tây và các "họ hàng" của nó như tỏi, tỏi tây và hẹ tây rất giàu hợp chất phytonutrient, tuy có tác dụng bảo vệ tim nhưng lại gây hại cho dạ dày. Vì vậy, những người mắc bệnh dạ dày cần nấu chín để khử hợp chất này.

Một số mẹo vặt trong bếp với hành tây

Khử mùi: Dùng cọng hành tây cho vào nồi cơm bị khê khi còn nóng, đậy nắp lại, mùi khó chịu này sẽ biến mất. Hoặc khi nhà có mùi sơn nồng nặc, đặt miếng hành tây bên cạnh, mùi của hành tây hết và mùi sơn cũng hết.

Cho hai cọng hành tây vào xì dầu hoặc giấm để giúp chúng không bị mốc.

Làm sạch đồ dùng nhà bếp bằng cách lấy rễ hành tây chà bề mặt đồ dùng bám dầu mỡ; đặc biệt với đồ đồng, thiếc sẽ rất sáng đẹp.

Lau cửa kính: Cắt đôi củ hành tây, lấy mặt cắt chà lên cửa kính. Sau đó, dùng vải khô lau thật nhanh trước khi nước hành khô, mặt kính sẽ bóng loáng như mới.

Ngăn ruồi đậu lên thức ăn: Rửa sạch thực phẩm, để ráo nước, đặt vài cọng hành tây đã rửa sạch lên trên, ruồi sẽ tránh xa.

Xử lý dao bị gỉ: Cắt đôi củ hành tây, chà mặt cắt lên phần dao gỉ, vết gỉ sét sẽ biến mất.

Lưu ý khi đi tắm

Hôm nay đọc bài về việc tắm (trên báo ĐT Dân Trí) mới biết lâu nay mình tắm mà chẳng theo bất cứ nguyên tắc nào. Thế mới biết, cái gì cũng phải học cả.

Những lưu ý khi đi tắm

(Dân trí) - Ai cũng phải tắm. Tắm lúc nào cũng mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào mục đích mà bạn nên chọn thời điểm tắm cũng như nhiệt độ nước khi tắm để đạt hiệu quả cao nhất.

Tắm trong bao lâu?
Nếu là tắm dưới vòi sen, bạn chỉ cần tắm khoảng 10 phút là đủ.
Nhưng nếu tắm bồn, thì nên ngâm người trong bồn tắm 3-5 phút, sau đó bước ra nghỉ ngơi 1 chút rồi lại vào bồn. Lặp lại 2-3 lần như vậy có thể khiến cho cơ thể duy trì được trạng thái tốt nhất.

Thời điểm tắm tốt nhất?
Tắm sáng: Làm tăng sự tuần hoàn máu, giúp cơ thể sảng khoái.
Nên tắm trước bữa ăn sáng.
Nhiệt độ nước cần hơi nóng và thời gian tắm cần ngắn, nhanh (không cần dùng xà phòng) để đẩy hết những chất thải bẩn do chuyển hóa bài tiết ra trong khi ngủ.

Tắm tối: Làm đẹp cơ thể, loại bỏ chất bẩn; giúp cơ thể thư giãn, giảm stress.
Có thể tắm trước hoặc sau bữa ăn, thời gian tốt nhất là cách bữa ăn 2 giờ.
Thời gian tắm có thể kéo dài hơn.

Nhiệt độ nước như thế nào?
Nước lạnh (15 - 20oC)
Tác dụng: kích thích nhịp tim, chống lại sự căng thẳng, hạn chế lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều, giảm bớt những vấn đề làn da nhạy cảm và làm rắn chắc các mô. Nó thực sự tốt cho những ai mắc căn bệnh về tuần hoàn máu.
Thực hiện: Hãy bắt đầu bằng nuớc có nhiệt độ ấm sau đó mới hạ dần nhiệt độ nước xuống tới nhiệt độ thích hợp. Để nước tiếp xúc với chân, tay trước rồi mới đến thân mình.
Hiệu quả: Tắm nước lạnh vào buổi sáng sẽ làm cho cơ thể săn chắc, giúp lưu thông máu. Còn tắm vào buổi tối sẽ làm hạn chế cơn buồn ngủ sớm.

Nước ấm (25 - 38oC)
Tác dụng:
+ 25 - 30ºC: kích thích đầu mút dây thần kinh, tăng cường trương lực cơ thể và chống lại hiện tượng viêm mô tế bào.
+ 26 - 38ºC: đây là nhiệt độ nước lý tưởng để xoa dịu các cơn đau mình mẩy và các chứng viêm khớp, làm dịu cơn đau của các chị em trong thời kỳ kinh nguyệt và tẩy sạch làn da
Thực hiện: Hãy bắt đầu ngay với nhiệt độ nước từ 30 - 32oC.
Hiệu quả: Tắm bằng nước ấm trước khi ăn tối giúp ngon miện và tạo giấc ngủ sâu còn tắm vào giữa ngày xua đi những mệt mỏi bất thường.

Nước nóng (38 - 40oC)
Tác dụng: loại bỏ căng thẳng; thư giãn cơ bắp; giúp ngủ ngon, thải loại độc tố.
Thực hiện: Bắt đầu nước ấm sau đó tăng dần nhiệt độ đến 37oC. Trước khi kết thúc, hãy tắm lại bằng nước ấm và dùng vòi sen phun nước lên tay và chân.
Hiệu quả: Tắm nước nóng vào buổi tối giúp bình tĩng lấy lại sự tự tin, còn vào buổi sáng sẽ đánh thức các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên nếu cơ thể mệt mỏi hay có vấn đề về tuần hoàn thì không nên ngâm mình quá 10 phút