Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

Những ngày trên đất bạn Lào (tiếp)

Công trường hối hả với việc chuyển quân, thiết bị, xây dựng lán trại... Công việc của chúng tôi tại VP cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, tiến độ thi công vẫn bị KSTV phê là chậm. Hai năm đầu tiên chẳng làm được mấy. Tất cả nhờ sự tài tình của sếp trưởng mà công việc dần đi vào guồng. BĐH có một số người về nước, nhân sự thay đổi từ cấp cao trở xuống, một số người nơi khác chuyển đến. Trong số đó có một người làm trái tim tôi rung động. Tôi đã tốn ko biết bao nhiêu nước mắt cho người này cũng như những gì quý giá nhất của tôi. Mọi người đều đã thay đổi cách nhìn đối với tôi. Tôi đã ko còn nhận ra chính mình nữa. Hai năm quá đủ cho tính thương người của tôi và rồi tôi đã quyết định cho mình một hướng mà ko thể nào khác được đó là chia tay không một lời giải thích. Thời gian đã làm vết thương lòng của tôi lành nhưng vết sẹo nó để lại là quá lớn. Tôi muốn quên đi mà ko thể nào quên được. Tôi đành sống với nó, để nó tồn tại như một phần cuộc sống của tôi...

Mà thôi, tôi ko muốn nhắc đến những kỷ niệm buồn nữa. Tôi nhớ lại mùa mưa đầu tiên đến cùng với Tết Lào. Năm đầu tiên đón tết Lào tôi bị ướt như chuột lột, người ngợm toàn bột, nhọ nồi và son. Những năm sau, tôi trốn biệt trong nhà và tránh ra ngoài vào những ngày đó. Tết cổ truyền Lào Pi May rơi vào ngày 13-15/4 hàng năm. Lúc đó trời bắt đầu những cơn mưa đầu mùa, cung cấp nước để dân trồng lúa. Tục lệ là ai bị ướt nhiều trong ngày tết là người gặp nhiều may mắn. Tôi vẫn chưa thể quen với tục lệ đó và sợ bị ướt lắm. Tuy thế, ngày tết thật vui, dân làng tổ chức thâu đêm, có hội (Bun-tiếng Lào) nữa. Tôi cũng nhiều lần đi bun rồi, và nó cũng như hội ở các làng quê ở Việt Nam, được tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hòa, phật phù hộ đội trì cho chúng sinh. Ngày có hội Bun, dân làng mặc quần áo đẹp, ai cũng cười nói vui vẻ cho dù cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều bữa đói. Tôi ở đây vài năm nhưng rất ít khi gặp cảnh đánh cãi chửi nhau, họ sống rất hòa thuận và tình cảm. Tôi rất thích đức tính này của họ.

Bạn bè người Lào rất quý tôi, họ hay mời tôi tham gia vào những cuộc vui của họ, như đi chơi, đám cưới, sinh nhật... Đám cưới ở Lào tôi đi cũng nhiều, nhưng toàn ăn xong ở nhà mới đi vì tôi sợ phải ăn nhiều món mà mình ko biêt nguồn gốc là cái gì. Thiếp mời cũng có cái khác VN. Phong bì sẽ đề tên người được mời (bao giờ cũng phải đi 2 người và dùng cái phong bì đó để bỏ tiền mừng), bên trong thiếp mời ghi ra một loạt tên quan viên hai họ, cuối cùng mới đến tên cô dâu chú rể. Tiệc cưới thì ăn theo kiểu buffet. Hic, thú thực là lần đầu tiên tôi tham dự 1 đám cưới mà đến lúc ăn ko biết chen vào chỗ nào để lấy đồ ăn vì lúc đó mọi người đều tỏa về các bàn đựng thức ăn. Tôi phải nhờ người lấy và cũng chỉ dám ăn gà và xôi thôi. Nhoằng 1 cái là đã hết đồ ăn, chậm chân là ko còn gì mà chén nữa. Vui nhất là đám cưới hay có nhảy Lăm vông, điệu múa truyền thống của Lào. Tôi tập mãi mà cái tay và chân chẳng ăn nhịp với nhau gì cả. Mọi người đều múa rất đẹp, nhất là phụ nữ, tay họ mới dẻo làm sao. Nam giới thì ko múa đẹp bằng, chỉ làm nền cho phụ nữ thôi. Có 1 điều mà tôi nhận thấy trong các bữa tiệc của Lào là uống rất nhiều rượu cứ như họ sinh ra là để uống rượu vậy.

Tôi còn nhớ được ăn rất nhiều món ăn của Lào mà tôi cho là ngon. Có thể kể đến cơm nếp nương, nộm đu đủ (tôi rất thích, khi về nước tôi cũng đã nhiều lần làm để ăn và cảm thấy vẫn rất ngon), cá chua, ong non hấp, trứng kiến, sâu chít (món này tôi ăn no được, sao mà béo và thơm thế, chẹp chẹp...). Một số món mà cấp dưỡng BĐH nấu thì cũng tuyệt cú mèo: ba ba nấu chuối, thịt bê, nai khô, trăn... Nơi tôi ở là vùng núi nên các sản vật núi rừng nhiều như ba ba, cầy hương, chồn, cáo, chim... Ở chợ thị xã nhiều nhưng nhiều con khi được mang tới chợ đã bốc mùi vì chết lâu ngày. Chúng tôi chẳng bao giờ dám ăn những thứ đó, chỉ quanh quẩn các món truyền thống theo khẩu vị Việt mà thôi. Sau này, khi BĐH rút hết quân, tôi làm cấp dưỡng cũng chỉ dám ăn theo kiểu người Việt thôi. Một số món Lào mà nghe thấy chúng tôi đã sợ đó là món phèo bò hoặc lợn (nước trong lòng non của con bò, lợn, sau khi mổ ra sẽ được giữ lại làm nước chấm, ặc ặc ), nhái ôm măng còn nguyên da và chân móng vuốt... Một món tôi thích nữa đó là ngô luộc (món này tôi lại nhớ bà May) và măng tây. Rất ngon có điều măng tây thì hơi đắt.

Sở thích của tôi là đi bộ sau mỗi ngày làm việc. Sau nhà BĐH là những quả đồi thấp, nhấp nhô xanh mướt toàn cỏ. Hết giờ làm việc là tôi lại dành cho mình khoảng thời gian đi bộ lên những quả đồi đó. Hồi ở Lào làm việc, tôi còn có sở thích nuôi chó và trồng rau nữa. Rau thì tôi trồng ko đậu lắm nhưng chó thì tôi nuôi có vẻ mát tay. Rất nhiều lứa chó tôi nuôi và mọi người đem về nước làm quà nữa. Khi về nước tôi cũng mang theo 1 con chó mà tôi gắn bó gần như toàn thời gian tôi ở Lào với cái tên là Cộc (ví khi mẹ nó đẻ nó ra nó là con trắng vá đen duy nhất và có 1 cái đuôi bé tí như đuôi thỏ). Tiếc rằng, sau khi về nước tôi ko nuôi được nên đã để cho mẹ tôi nuôi và rồi nó cũng bị chết (ốm quá bị đem thịt). Chiều chiều tôi leo đồi cùng 2 con chó, tụi chó thì chạy nhảy lung tung, sục sạo khắp các quả đồi và chạy theo tôi. Thời gian đó thật thoải mái làm sao. Có việc vui buồn gì tôi cứ đi bộ là gần như được giải tỏa hết. Tôi giữ được sức khỏe trong suốt thời gian tôi làm việc ở đó, chẳng bị ốm nặng. Tất nhiên, xụt xịt thì ko tránh khỏi nhưng ko bị ốm là may lắm vì ở đó phương tiện cứu chữa cũng như bệnh viện của dự án cách xa hơn 30 km, bệnh viện tỉnh thì chẳng dám vào. Nói tóm lại tốt nhất là đừng có ốm. Bố tôi chỉ sợ tôi bị sốt rét khi đi làm ở đây thôi. Cũng nhờ luyện tập đi bộ, chạy bộ mà tôi luôn khỏe mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Không có nhận xét nào: