Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Huy 21 tháng rồi

Nhanh quá, mẹ lại kiểm tra Huy nha:

Photobucket

Cân nặng: 13 kg (bố cân)
Chiều cao: 87cm
Tình trạng răng lợi: vẫn 16 cái, nhưng dạo này hay cho tay vào mồm và nước rãi chảy nhiều quá, hy vọng sắp mọc răng tiếp.
Tình trạng ngôn ngữ: Đã nói được nhiều từ hơn rồi, gọi bố và bà rõ lắm, híc, chỉ chưa gọi được mẹ thôi. Biết hát thêm bài "Cháu yêu bà". Tuy nhiên chưa biết gọi đi tè, ị.
Ăn lâu lắm, 1 tiếng mới hết 1 bữa
Vừa bị một trận ho kèm đờm đặc, sổ mũi xanh lè, chưa khỏi (hic...)

Dưới đây là bài kiểm tra của mẹ và Huy về tiếng một số con vật:
Mẹ: Huy ơi, con gà (tây) nhà bà Hiền (hàng xóm) nó kêu thế nào nhỉ?
Huy: Cruk, cruk, cruk....
Mẹ: Thế con chó nhà bà ngoại nó kêu thế nào?
Huy: Âu, âu, âu... (vừa nói vừa nhún người theo nhịp âu âu)
Mẹ: Thế con gà trống nó kêu làm sao con nhỉ?
Huy: Ò ó o o... (nhiều lúc lại bảo: âu âu âu...)
Mẹ: Giỏi quá! Thế con mè nó kêu thế nào hả con?
Huy: Mi..eo..eo
Mẹ: Hoan hô! Thế con vịt nó kêu sao nhỉ?
Huy: Các...các...các (ko phải cạc... cạc... cạc đâu ạ)
Mẹ: Hun Huy 1 cái thật kêu.

Giáng sinh vui vẻ!!!

Giáng sinh đối với mình thì bình thường, nhưng dì Thảo mua cho Huy bộ quần áo ông già Noel, Huy thích lắm, mặc thử vào rồi đòi lấy máy ảnh ra chụp, chụp xong chẳng cho cởi ra, mặc dù hôm đó trời nóng. Bà nội bế Huy vào lòng, yêu Huy lắm:

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2007

Hội ngộ ADB8

Nói vậy chứ, nhân đám cưới một thành viên nên mọi người có dịp ngồi với nhau thôi. Kể ra cũng phải 5 năm rồi mới gặp mọi người. Có nhiều người ko gặp do bận công việc. Mọi người vẫn ở trong ngành với các chức vụ ngày càng cao. Thật vui vì mọi người đều ổn định công việc và cuộc sống.

Đây là bác Doanh ạ, bác đã 1 vợ 2 con và đương chức ... (chưa kịp hỏi), nhưng mà tính tình bác thì vẫn thế:
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Còn đây là bác Tuấn ạ, cũng tình trạng như bác trên (ha ha ha), nhưng dạo này trông giừ và đen quá.
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Tiếp đến là các bác Sáng e lệ quay mặt đi(sắp được làm bố trẻ con), bác Dương thì gay go hơn vì chưa quyết định chấm cô nào cả, còn đứng sau đó là bác Huynh sắp được lên chức bố...vợ
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Chắc ai cũng nhận ra khuôn mặt này nhỉ, vâng "sếp" Thơm. Bây giờ trông đầu sếp ít tóc đen quá rồi...

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Cuối cùng chính là khổ chủ bữa tiệc hôm đó, lấy được vợ xinh có khác cười như được mùa.
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2007

Gà tây

Mọi người chắc đã biết con gà tây. ở gần nhà bà ngoại Huy có một nhà người ta nuôi gà tây, chiều nào họ cũng thả ra cho đi ăn rau cỏ bên ngoài, nghe thấy tiếng gà tây là Huy dù làm gì cũng vội vàng lao ra cửa và đuổi theo gà. Huy thích chí lắm, cầm theo một cái que để xua xua gà giống chủ nhà. Xem ra giống anh chăn gà rồi ạ,

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

Hai mẹ con đi đám cưới cô Hương (em họ bố Huân)

Bắng nhắng và nghịch ngợm, chỉ ăn bánh và bim bim thôi, sau khi nghịch xong thì lăn ra ngủ, mẹ phải nhờ cậu Hoàng bế đển ăn cỗ, hic...
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2007

Về quê

Ôi quê hương bánh đa bánh đúc...
Quê nội Huy đây ạ:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Bà nội, chị Tâm và em Trung đây nữa:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Chị Tâm rất cưng em Huy nhé:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2007

Huy 20 tháng rồi

Mẹ lại kiểm tra tình hình của Huy xem có khả quan ko đây:
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Tên: Nguyễn Quang Huy
Cân nặng: 12.5 kg
Chiều cao: 86-87cm
Tình trạng dinh dưỡng: Chỉ dài người ra chứ không bụ bẫm, ăn bình thường nhưng ăn lâu và vẫn chán sữa.
Tình trạng sức khỏe: Dạo này hay sổ mũi và nói giọng như bị cúm, mắt thì vẫn thế, còn bị hẹp bao quy đầu nữa, mẹ nong mà khó quá...
Tình trạng ngôn ngữ: Dạo này biết nói theo người lớn nhiều từ hơn, biết bảo "đái"... sau khi đã đái dầm. Còn biết hát nữa "...là lá la la là là lá la la...(bé lên 3)", và nói nhiều từ buồn cười lắm. À, biết gọi bố: bú, bú ơi...Trong khi đó chẳng biết gọi mẹ gì cả
Khác: hay bị nẻ nứt chân tay và mặt

Em Khoai nữa đây

Em Khoai lúc được 20 ngày, trông cực iu luôn.

Xem ảnh Huy này

Tập mãi mới làm được cái slide này cho con trai đây.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

Thu nghiem

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007

Hôm qua bị đụng xe...

Hic, có lẽ tại số, cả nhà về quê lên, xe đỗ cách nhà 2km, nên 2 vợ chồng quyết định đi xe ôm. Người đầu tiên quát 20K. Khiếp, cứ như cướp giật được tiền không bằng, có 2km chứ có phải nhiều nhặn gì đâu. Chọn ông thứ hai, mềm hơn chút đỉnh, 15K. Leo lên xe mình ôm con và bám chặt ông xe ôm. Cách nhà chỉ còn vài trăm mét chẳng biết lão í đi thế nào mà rầm rồi loạng choạng, mình không thấy chồng ngồi đằng sau nữa, xe loạng choạng, mình nghĩ thầm chết mất, quả này hai mẹ con ngã toi. May sao lão xe ôm giữ được tay lái, xe không đổ. Ơn chúa! Quay lại xem chồng đâu thì ôi thôi, đang ôm chân. Chết mất, không khéo gẫy chân. Hu hu..., Huy sợ quá ôm chặt lấy mẹ, mẹ cũng sợ, chân bố bị một lỗ sâu hoắm ở đầu gối, máu chảy ròng ròng. May có 1 nhà bên đường họ cho vào nhờ rồi lôi lão xe ôm lại. Rồi anh chồng nhà đó chở chồng mình vào 1 cơ sở y tế tư nhân để khâu lại. Mình điện gọi bà ra đón 2 mẹ con rồi quay lại thì cũng đã khâu xong, đưa chồng về nhà mà mình vẫn còn thấy run run. Hic, may mà Huy ko sao, nó có làm sao thì mình chết mất. Thương chồng quá, nhăn nhó vì đau mà chẳng biết làm thế nào cả...

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2007

Hic hic, hôm qua mẹ lại đánh Huy rồi...

Mẹ càng mắng con càng khóc. Mẹ đóng cửa bếp và để cho con một mình trong phòng. Con vừa khóc vừa đập cửa vừa gọi mẹ bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình. Bà xót cháu hỏi sao để nó khóc thế. Mẹ nước mắt lưng tròng nhưng vẫn cố không khóc và chịu đựng con khóc một lúc nữa. Mẹ mở cửa ra, con ôm chầm lấy mẹ khóc thổn thức. Tiếng con khóc cứ như mũi dao đâm vào tim mẹ. Rồi con lại khóc, mẹ càng đẩy con ra con càng cố lại gần mẹ, mẹ bỏ chạy con chạy theo. Mẹ bỏ con lại một mình trên giường con nhìn theo tay run run chỉ theo mẹ mắt đầy nước mắt và cầu cứu. Trời ơi, mẹ không cầm lòng được nữa, chạy lại ôm lấy con vào lòng. Mẹ lại với con, mẹ xin lỗi con, mẹ để con khóc nức nở rồi, mẹ hư quá, con nín đi...hu hu...

Một bữa ăn của con vất vả thế đó, con khóc không ăn, theo bố đi làm. Mãi rồi con cũng chịu ăn với thời gian 1h30 phút cho bữa đó. Mẹ thấy sao mà khổ vì ăn thế con nhỉ?

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

Nỗi niềm...

Mẹ bảo đàn ông vô tích sự lắm con ạ, không chồng thì mang tiếng không chồng chứ có chồng thì cũng như không chồng. Mình thông cảm với hoàn cảnh của mẹ. Nhưng, mẹ ơi mỗi lần mẹ kể:

Con nhà bác A, cái thằng Thế sao mà nó khéo thế, khéo từ ăn nói đến kiếm tiền. mà cả 2 vợ chồng nó đều khéo...Rồi thằng Lâm cũng thế...

Con Mai nhà bà B nó chỉ học trung cấp kế toán, giờ ra trường chồng con rồi mỗi tháng nó kiếm được chục triệu, nhàn hạ mà chẳng vất vả gì, thằng chồng nó cũng kiếm ra tiền...

Con rể nhà dì C, lái xe thôi mà nó cũng kiếm được hơn chục triệu mỗi tháng, hai vợ chồng thì phải hai chục triệu chứ không ít....

Con Hương nhà bà D, lấy chồng giàu sướng thật....

Con gái người ta chúng nó khéo thế chứ, chọn anh nào giàu có mới lấy...
....
là con lại thấy chạnh lòng và nghĩ xa xăm. Sao mẹ cứ hay so sánh một cách thiên về vật chất thế nhỉ, có phải cứ có tiền là có hạnh phúc đâu cơ chứ. Con chưa bao giờ than khổ với mẹ vì lấy chồng xa hay lấy chồng nghèo. Yêu ai lấy ai là việc của con, có thế nào con hưởng thế ấy. Mẹ đừng so sánh thế nữa mẹ nhé.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

9 thực phẩm tốt cho mùa lạnh

Nếu ốm trong ngày lạnh, bạn nên ăn bát cháo gà nóng. Món ăn này giúp bạn chống lại sự mất nước, hơi nóng giúp mũi ấm và dễ thở hơn; thịt gà tăng sức đề kháng nhờ cung cấp selen và vitamin E.

Các món ăn sau cũng giúp bạn khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông:

Quả thuộc họ cam quýt:
Đây là những trái cây giàu vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta chống chọi với cái lạnh và bệnh cảm cúm.

Bí đỏ:
Là nguồn beta-caroten dồi dào, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh, vốn được coi là vũ khí chủ lực của mùa đông. Beta-caroten là tiền vitamin A, sau này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.

Thực phẩm lên men:
Các thực phẩm lên men như yogurt, kefir rất tốt cho sức khỏe vì chứa các vi sinh vật có ích, giúp chống lại mầm bệnh.

Cá:
Cá là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và omega-3, giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa Đông. Kẽm giúp tăng cường khả năng sản xuất các tế bào giúp chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng. Rất nhiều người mắc chứng thêm lượng axít béo omega-3 (có nhiều trong cá biển nhiều mỡ) trong bữa ăn hàng ngày.

Tỏi:
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh, phòng chống viêm phổi rất hữu hiệu. Nhưng để đạt được hiệu quả đó, bạn phải ăn một lượng lớn và chưa qua chế biến (0,5 kg tỏi mỗi tuần hoặc 1/3 thìa cà phê bột tỏi/ngày). Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần dùng tỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm:
Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.

Sò:
Là nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào, giúp cơ thể chống bệnh cảm cúm. Kẽm còn giúp làm lành các vết thương, tăng hưng phấn phòng the.

Trà:
Các nghiên cứu mới đây cho thấy 5-6 tách trà đen mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kháng viêm nhiễm rất tốt.

(Theo Thời Trang Trẻ)

Lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Từ lâu mình vẫn cứ thắc mắc là tại sao mọi người đều đeo nhẫn cưới vào ngón áp út. Hôm nay tìm được bài này trên báo Sài Gòn Tiếp Thị thế là bê nguyên vào đây. Quả thật cái gì cũng có lý do của nó. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời.

Và đây cơ sở để người Trung Quốc đưa ra một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục về lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. Khi thử úp hai bàn tay theo kiểu đã nói ở trên, bạn sẽ thấy chỉ có ngón áp út là không thể tách nhau ra được. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
Còn với ngón áp út, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không thể tách rời chúng ra khỏi nhau. Đó là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa. Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Tiểu sử thú vị của bàn chải và kem đánh răng

Nhiều khoa học gia đã ví miệng con người như một sở thú, trong đó chen chúc cả vài trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi.
Chúng sống nhờ thực phẩm còn sót lại ở răng miệng, tạo ra vài loại acid và mùi hôi. Acid ăn mòn men răng, dẫn tới sâu răng, rụng răng. Mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi nói, khi thở, khi “mi” nhau.
Từ xa xưa, loài người đã ý thức được ảnh hưởng xấu của thực phẩm còn kẹt lại ở răng miệng. Vì thế, sau khi ăn, người châu Á cũng như châu Âu, châu Phi vừa rửa tay, rửa mặt vừa súc miệng. Với một ngụm nước đầy, họ vận dụng mấy thớ thịt ở má làm cho nước nổi sóng, lách qua lách lại khe răng, loại hết thức ăn dính nơi đây. Dùng ngón tay trỏ, người ta chà tới chà lui hàm răng. Nhiều khi họ dùng khăn mặt hoặc một miếng vải nhỏ để lau răng.
Trung Hoa được coi như nơi khai sinh của bàn chải đánh răng đầu tiên trên trái đất, được làm với lông bờm ngựa gắn trên một cái cán bằng tre hoặc xương thú vật. Đó là vào khoảng năm 1498.
Năm 1780, một công dân người Anh, ông William Addis, thấy chà răng bằng miếng vải tẩm muối bất tiện. Ông ta bèn làm bàn chải bằng cách dùi nhiều lỗ nhỏ trên một miếng xương súc vật rồi luồn vào đó nhiều sợi lông đuôi bò cứng ngắn, cắt cho bằng để chải răng. Hiện nay, hậu duệ của ông có cơ sở sản xuất bàn chải răng rất lớn.
Đến năm 1857, bằng sáng chế bàn chải đánh răng đầu tiên tại Mỹ được cấp cho ông H.N. Wadsworth.
Năm 1938, Công ty Dupont dùng sợi nylon làm bàn chải thay thế cho lông súc vật. Lý do là lông thú vật ngày một khan hiếm, lại sợ nhiễm trùng mất vệ sinh. Tuy nhiên, lông heo rừng vẫn còn được nhiều người ưa thích vì là vật hiếm và thiên nhiên.
Đến năm 1939, Thụy Sỹ bắt đầu sản xuất bàn chải đánh răng chạy bằng điện. Năm 1961, công ty General Electric tung ra thị trường bàn chải điện không dây. Tiến bộ hơn nữa là bàn chải xoay tròn Interplak được bán cho công chúng vào năm 1987. Bàn chải điện rất tiện lợi cho người có khó khăn trong vận dụng hai bàn tay, chẳng hạn bị viêm xương khớp, hậu quả tai biến não.
Năm 2003, một cuộc thăm dò dư luận cho hay bàn chải đánh răng được coi là nhu yếu phẩm số một trong đời sống mọi người, cần thiết hơn xe hơi, máy vi tính, điện thoại di động.
Việc đánh răng thường thường chỉ loại bỏ được 70-80% chất bẩn, phần còn lại phải nhờ tới chỉ nha khoa. Chỉ tơ thay thế cho việc dùng tăm cổ truyền dễ gây tác động xấu cho nướu. Đôi khi nhà sản xuất tẩm vào chỉ chất kháng sinh, fluoride, chất gây thơm.
Kem đánh răng
Theo các nhà khảo cổ, kem đánh răng đã được dùng ở Ấn Độ và Trung Hoa từ 500 năm trước Công nguyên. Trước kia người xưa tán vụn xương động vật, vỏ trứng, vỏ hến để chà răng. Sau đó, bột đánh răng được sản xuất từ cỏ cây, than với vài chất có mùi thơm.
Mãi tới năm 1824, một nha sĩ tên là Peabody mới nghĩ ra việc cho thêm xà phòng vào kem đánh răng để có nhiều bọt. Ngày nay, xà phòng được thay thế bằng chất Sodium Lauryl Sulfate, và Sodium Ricinoleate.
Năm 1850, John Harris thêm đá vôi vào kem.
Năm 1892, bác sĩ Washington Sheffield ở Connecticut (Mỹ) nghĩ ra việc cho kem đánh răng vào một ống có thể gấp gọn vào được. Trước đó, kem được chứa trong lọ sứ, dưới dạng nhão, bột hoặc đóng thành từng cục dẹt nhỏ tròn tròn, bọc trong giấy bóng kính.
Đến thập niên 1960, hãng Colgate bắt đầu pha fluoride vào kem để duy trì men răng tốt.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Tại sao quả cà thái ra để lâu lại bị đen?

Trong quả cà có một chất gọi là tannin, cũng gọi là nhu chất. Tannin có một đặc tính là ở trong không khí sẽ biến thành vật chất màu đen.
Cho nên sau khi thái cà ra, chất tannin ở trong đó tiếp xúc với không khí, thời gian dài sẽ bị ôxy hoá biến thành màu đen.
Trong tất cả những vật chất có chất tannin đều có hiện tượng như thế cả, ví dụ như quả lê, quả táo sau khi bổ ra cũng biến thành màu tím đen.
(Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao)

Nghe Phật dạy về tình yêu

(Dân trí) - Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”.

Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu - Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.

Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California - Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật?Cô ấy hiểu con - chàng trai trả lời đơn giản.

Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.

“Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, Thiền sư kết luận.

Muốn thương phải hiểu

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!

Tình dục và tình yêu

Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư tôi được hạnh ngộ bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Trong truyền thống văn hoá ta, thân với tâm là “nhất như”, tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, kính trọng nhau. Khi sự rẻ rúng xem thường xảy ra thì tình yêu đích thực không còn.

Thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin, ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.

Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn. Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Bạn muốn thương yêu theo phương pháp Phật dạy chăng? Hãy hiểu, thương và tương kính người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình vậy!

Nguyệt thực và Nhật thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần (Total Lunar Eclipse) ngày 28/8/2007. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất đi vào giữa Mặt trăng và Mặt trời và che khuất hoàn toàn Mặt trăng. Xem tại đây.

Nhật thực toàn phần (Total Solar Eclipse) ngày 29/3/2006 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhật thực toàn phần là một hiện tượng rất hiếm gặp của tự nhiên, trong thời gian xảy ra nhật thực toàn phần, trên bầu trời tối mờ có thể thấy rõ đĩa tối của mặt trăng lồng trong mặt trời. Song hiện tượng này chỉ quan sát được khi trời quang đãng. Xem tại đây.

Thêm đây nữa nhé.

Những ngày tháng trên đất bạn Lào (tiếp)

.....Vậy là tôi thực sự bước vào cuộc sống công trường tuy rằng tôi làm việc ở BĐH, thi thoảng mới đi đến công trường làm việc.

Sau một đêm ngủ không được ngon lắm vì trên trần nhà bọn chuột nó hoành hành cả đêm, tôi tỉnh dậy và ăn sáng. Mọi người nhìn tôi với ánh mắt vừa lạ lẫm vừa ngạc nhiên. Không hiểu con bé này nghĩ thế nào mà lại sang tận cái nơi rừng rú này để làm việc nhỉ. Một "chú" (cho phép tôi được gọi bọn họ như thế cho nó dễ) liền hỏi tôi có đi ra công trường không? Tôi không chần chừ và đồng ý luôn. Quả thật là tôi chưa biết cái mày ngang mũi dọc công trường nó ra làm sao cả. "chú" này chở tôi đi khoảng 4km lên 1 quả đồi thấp thấp, ở đó mọi người đang làm nhà. Hỏi ra thì mới biết đó là làm nhà cho tư vấn giám sát. Ấn tượng đầu tiên "lùa" vào tôi, tôi phải dùng từ lùa, đó là gió. Trên 1 quả đồi trống, gió tha hồ mà mà tung tăng bay lượn, hết quất bên này lầ quật bên kia. Gió thôi bên tai tôi vù vù, thôi cảm thấy hơi lạnh dù tôi đã mặc một cái áo khoác to (nhưng ko dày lắm) và cảm giác như không khéo mình bị gió thổi bay mất. May quá, sau một hồi đi kiểm tra công việc "chú" kia bảo ra về. Lúc này tôi mới phóng tầm mắt mình xem xét mọi thứ trên đường đi. Thủ phủ của Tỉnh Xiêng Khoảng chỉ vẻn vẻn vài km2, với trung tâm là chợ Phôn xa vẳn, gồm 1 chợ hàng tiêu dùng và 1 chợ thực phẩm. Cơ quan chính quyền của tỉnh nằm rải rác quanh khu chợ đó. Một thị trấn nghèo miền núi.

Những ngày sau đó, tôi làm quen với công việc mới và cuộc sống mới không có gì là quá khó khăn. Tiếng Lào, thứ ngôn ngữ bản địa, tôi chẳng hề biết, mọi người bắt đầu dạy cho tôi. Ở chỗ tôi làm có 1 chị giúp việc người Lào. Muốn nói chuyện với chị này tôi phải nhờ "chú" phiên dịch. Và cũng nhờ chú này tôi ra chợ Phôn sa vẳn làm quen với cuộc sống của họ. Công việc và cuộc sống cứ thế trôi đi, tôi thông tin về nhà để gia đình khỏi lo về cho ăn ở mới của mình. Mới đầu mọi việc đều suôn sẻ. Bọn tôi, cả kỹ sư, lần này toàn là lớp trẻ, hầu hết mới ra trường hoặc có kinh nghiệm chưa nhiều về lĩnh vực thi công. Nhưng được cái, tuổi trẻ nên ai cũng nhiệt tình lắm. Dưới sự chỉ bảo của ban giám đốc và những người đi trước chúng tôi làm quen với công việc rất nhanh, tự tin làm việc với tư vấn người nước ngoài, chủ động giải quyết công việc cho dù vốn liếng tiếng Lào còn hạn chế. Cũng may là vùng giáp Việt Nam nên ở thị trấn Phôn xa vẳn cũng có rất nhiều người Việt sinh sống nên cũng không đến nỗi "nói chuyện mỏi tay" với người dân ở đây. Lúc đó, các đơn vị thi công đang khẩn trương triển khai máy móc, công nhân... từ Việt Nam sang đóng trên toàn tuyến đường, còn BĐH thì gấp rút hoàn thành khu trại cho kỹ sư tư vấn và trại của BĐH.

Mùa này, ở Xiêng Khoảng là mùa khô. Ruộng lúa của bà con đã trơ trọi toàn gốc, cây cối vàng lá, khô cong. Ở đây, nông dân chỉ có tập quán trồng lúa nước 1 vụ trong năm mà thôi, hết mùa mưa coi như đồng ruộng bỏ hoang cho trâu bò tha thẩn gặm cỏ và họ đợi đến mùa mưa sang năm mới lại làm. Tôi nhận thấy vì địa hình ở đây hầu hết là đồi núi nên vào mùa khô không thể lấy đâu ra nước để cấy lúa cả. Con đường xuống cấp bất cứ lúc nào có xe cộ chạy qua là lại bụi mù thứ bụi đỏ quạch của vùng núi. Tôi vẫn nhớ chỉ cần đi ra VP KSTV cách chỗ chúng tôi ở trọ 5km và quay về là quần áo và đầu tóc phủ một lớp bụi vàng. Có một loại trái cây mà từ trước đến giờ tôi thấy ở XK là ngon nhất đó là quả đu đủ. Mọi người đi tuyến về mua cơ man nào là đu đủ. Quả nào quả nấy cứ như quả khổng lồ, có lẽ phải 3-5kg một quả. Mỗi lần bổ một quả có mà đánh vật. Ngọt cực. Cũng chỉ năm đó tôi được ăn đu đủ ngon đến thế, những năm sau tôi ko còn cảm thấy ngon như vậy nữa và cũng không thấy nhiều như thế nữa.

Khí hậu vùng núi làm tôi thấy dễ chịu mặc dù đã bước sang mùa đông. Buổi sáng trời xe lạnh và sương mù giăng khắp. Đến gần trưa sương tan, mặt trời ló ra chói chang như mùa hè, về chiều trời hiu hiu gió heo may như mùa thu. Đêm đến lại như mùa đông. Cái khí hậu này làm tôi liên tưởng đến Đà Lạt ở Việt Nam (tôi chưa từng đến Đà Lạt lần nào). Cho dù là mùa đông hay mùa hè thì tôi cũng vẫn nằm đệm đắp chăn bông. Cái này làm tôi thích nhất vì không bị cái nóng rình rập cả ngày lẫn đêm. Tôi vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng. Tôi chạy bộ lên một quả đồi nhỏ ở gần chỗ trọ, hít thở không khí trong lành vào buổi sáng thật thích.

Tôi học bồi vài từ tiếng Lào và cũng mạnh dạn đi chợ. Dĩ nhiên là đi với mọi người. Hàng hóa ở đây cũng đa dạng nhưng đa phần là hàng Trung Quốc, hàng Thái Lan cũng có nhưng với vốn kinh nghiệm của mình về xuất xứ hàng hóa quá ít ỏi tôi khó phân biệt được chúng. Hóa mĩ phẩm thì là hàng Thái, còn các đồ dùng thì là hàng Tầu. Buồn cười lắm cơ khi tôi cứ chỉ vào từng loại hàng hóa mà hỏi "cái này là gì?". Dân buôn bán ở đây rất dễ chịu kể cả là mình hỏi hàng hóa mà không mua họ vẫn vui vẻ không như ở Việt Nam. Cứ liều như thế tôi cũng biết được khối từ và bắt đầu tự tin giao tiếp với người dân ở đây.

(Còn tiếp)

Huy lại đi khám mắt

Sau gần 1 tháng kiểm tra mắt, đi khám lại thấy BS khẳng định là mắt Huy đã loạn thị thật, BS nhấn mạnh là loạn viễn. Theo như BS thì loạn viễn ít nguy hiểm hơn loạn cận. Chưa ảnh hưởng đến mắt nhiều, tuy nhiên cần phải chăm sóc mắt hơn, tra thuốc (vì còn bị viêm kết mạc), đeo kính và khẩu trang khi đi ra đường... Mẹ lo lắng quá cũng chẳng giảm được vấn đề. BS hẹn tái khám sau 6 tháng. Hy vọng mắt con sẽ ko sao và tốt lên.

Nhân thể mẹ cũng khám luôn, hic mắt mẹ còn tệ hơn. Nhưng BS bảo giảm sử dụng máy vi tính thì hơi khó cho mẹ vì công việc của mẹ là làm việc với máy tính mà. Uống thuốc và tra mắt thường xuyên thôi con ạ.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2007

Huy đi chơi tết Trung thu





Cuối tuần Huy đến chơi ông ngoại và đi đón tết Trung thu tại cơ quan bố. Hôm đó đông ơi là đông, bao nhiêu là các anh chị lớn, có cả em bé hơn Huy cũng đi. Huy xem thích lắm. Rồi nô đùa với các anh chị ở xung quanh. Lúc sau thì bố bế vào lấy quà và cho Huy về. Hôm sau Huy lại đi xem biểu diễn ở Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô. Lần này ko thích bằng hôm trước, được một lúc thì đòi ra ngoài. Mẹ cho ra sân vừa chơi vừa ăn và chờ bố đến đón. Huy được đi chơi rất vui và chỉ thích đi chơi thôi. Hôm qua, em Khoai và anh Huy được ông ngoại phát cho mỗi đứa một cái bánh nướng mang về. Em Khoai xinh lắm, toàn phun mưa phì phì. Huy thì líu lo ra chiều thích thú lắm, lại còn nghịch điện thoại của mẹ nó nữa chứ.



Huy bị loạn thị rồi...hu....hu....

Hic, thấy con cứ dụi mắt, nhìn thì mắt cứ nhăn lại mẹ đoán chừng Huy có vấn đề về mắt rồi. Lần lữa mãi cũng khám được cho Huy. Bác si phán 1 câu xanh rờn: viêm kết mạc, loạn thị, có khả năng phải đo kính. Hả, mẹ có nghe nhầm ko hả con? Thôi hỏng rồi, có lẽ tại con xem ti vi nhiều quá rồi. Hic, bây giờ phải nghe lời bác sĩ thôi. Khổ nỗi, Huy chẳng chịu cho nhỏ mắt, nếu đè ra mà nhỏ thì lại khóc toáng lên, có nhỏ được vào thì nước mắt cũng làm trôi hết thuốc. Bố mẹ bảo nhau khi con ngủ rồi nhỏ nhưng cứ động vào là con quay đi cho khác. Từ hôm khám đến giờ mới nhỏ được vài giọt vào mắt trong khi bác sĩ yêu cầu phải nhỏ 4 lần/ngày. Chết dở với ông con đây.

Huy suýt bị hóc

Huy hôm vừa rồi làm bố mẹ và bà được một phen khiếp vía. Số là hôm đó bà nấu cơm xong cũng sớm, bảo mẹ là đi ăn cơm. Hai bố con đưa nhau đi đâu chẳng biết thế là mẹ nói với bà con tranh thủ ăn trước rồi cho Huy ăn. Vừa ăn được nửa bát cơm thì Huy về. Mồm cứ tóm tém nhai cái gì. Mẹ hỏi bố con đang ăn gì thì bố lại bảo không. Vừa ở bên nhà chị Hương (hàng xóm) về có cho ăn gì đâu. Mẹ bảo con nhè ra thì con ko chịu. Rồi con trợn trạo nuốt. Mặt đỏ tía tai, khóc ré lên cứ lôi tay mẹ chỉ vào mồm con. Mẹ tá hỏa, ôi không khéo nó hóc rồi. Ông bố này chán quá, trông con mà ko để í gì cả, ko biết con nhét cái gì vào mồm. Mẹ cho tay vào mồm con thì con cắn cho mẹ một cái, ui chao ôi gần đứt tay mẹ ra. Thế mà con vẫn cứ khóc, tay chỉ vào mồm. Mẹ bỏ cả ăn bế con giỗ giành, nhung con khó chịu ko đi, khóc mãi. May sao lúc sau thấy con tự hết khóc, mẹ cho uống tí nước. Phù, lại tươi như hoa. Chắc cái gì mắc ở cổ nó tự trôi rồi. Ơn trời!

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Những ngày tháng trên đất bạn Lào

Nói đến Lào ngay lập tức người ta liên tưởng đến một đất nước triệu voi (Theo tiếng Lào Lạn xạng có nghĩa là Triệu voi). Ấy vậy mà sau gần 4 năm sống và làm việc ở đây, tôi chẳng được một lần chiêm ngưỡng ông tượng nào. Có lẽ tôi chỉ ở một vùng biên giới nghèo và lạc hậu chăng?

Phải thú thật rằng tôi là một người say xe nên mỗi khi có việc đi đâu bằng ô tô là tôi rất ngại. Tôi nhớ có lần khi mới vào làm tại cơ quan mới, sếp hôm đó bay đi Viêng Chăn, xe cơ quan đưa sếp đi, tôi cũng lanh chanh đưa tiễn. Chỉ trụ lên đến Nội Bài, còn từ đó về Hà Nội tôi nằm thẳng cẳng và say đứ đừ cho đến mấy ngày sau đó. Tôi đâm lo vì sếp thông báo sắp tới đi sang Xiêng Khoảng (nơi tôi sẽ làm ở đó) phải đi bằng đường bộ. Nhưng tôi vẫn kiên quyết đi cho dù bố tôi hết sức can ngăn. Nào là tôi là chị lớn trong nhà nên ở nhà giúp đỡ bố việc cơm nước, nào là đi sang nơi rừng rú như thế nguy hiểm, rồi dễ bị sốt rét... Tôi thì nghĩ đơn giản hơn nhiều mặc dù trông tôi già hơn so với cái tuổi 22 hồi đó. Tôi quyết định thử sức mình.

Hành trình của đoàn chúng tôi gồm 3 người ( 1 lái xe, 1 kế toán (ở Thanh Hóa luôn) và tôi 1 phiên dịch), bắt đầu từ Hà Nội vào một ngày đầu tháng 11 năm 1998. Đoàn nghỉ tại Thanh Hóa một đêm vì 1 người trong đoàn nhân tiện về qua nhà để chuẩn bị đi xa. Híc, hai người này cũng buồn cười lắm. Một người khi gặp mặt tôi trông cũng đứng tuổi, khoảng ngoài 40 nhưng chưa đến nỗi già lắm, tôi gọi anh xưng em. Ông í lại gọi tôi bằng cháu.Ừ thì thích thế nào gọi thế. Chú thì chú. Còn người kia, tôi chỉ gặp qua điện thoại nên để cho chắc cú tôi gọi luôn bằng chú. Sau này khi làm việc với 2 "chú" này tôi mới biết tuổi, chỉ hơn tôi chút thôi. Chính cái việc gọi này mà cho đến bây giờ nhiều khi cũng thấy khó sửa và cả khó xử nữa.

Càng đi gần đến biên giới thì đường đi càng xấu. Quốc lộ 7A từ Diễn Châu lên đến cửa khẩu Nậm Cắn dài khoảng 290km thì có đến phân nửa là đường đồi núi. Con đường như con rắn dài uốn lượn trên các lưng chừng núi với các khúc cua tay áo làm cho khách bộ hành cảm giác nôn nao khó chịu vì bị lắc lư hết đưa về bên phải lại bị đẩy sang trái. Rút kinh nghiệm sau lần say xe lần đưa sếp đi sân bay, để chuẩn bị cho chuyến đi này hành trang của tôi còn có thêm cả mấy gói ô mai chua chua cay cay nữa. Trộm vía lần đó tôi không hề bị say xe tí nào mà còn hết sức tỉnh táo, không biết có phải tại sự háo hức của chuyến đi xa hay tại nhờ mấy gói ô mai kia nữa...

Qua biên giới thì trời đã về chiều. Khí hậu miền rừng núi cộng thêm hơi sương trắng lan tỏa trong gió bay là là trước mũi xe. Một cảnh tượng thật đẹp! Mở cửa xe tôi có thể hít thấy mùi sương ẩm ướt, cái lạnh se se và cái tinh khiết của núi rừng chiều dù chưa hẳn đã vào đông. Tôi được biết từ biên giới vào đến nơi BĐH đóng quân còn 130km nữa. Tôi dù tỉnh nhưng cũng thấm mệt vì quãng đường dài và chưa từng đi xa đến thế, cảm thấy lâu. Tôi bắt đầu đếm các cột km còn xuất hiện trên đường cho dù cột còn cột mất . Đây là con đường mà chúng tôi sẽ làm trong thời gian sau đó. Con đường đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn không còn là hình của con đường nữa, nhiều đoạn cua gấp, nhiều đoạn lên dốc làm cho tôi ù hết cả tai, tay cứ nắm chặt vào ca bin để khỏi đổ vào người ngồi bên cạnh.

7h30 tối, chúng tôi mới đến Bản Ban, nghỉ ở đó để ăn tối. Tôi tò mò về món ăn của nước bạn. Hôm đó chúng tôi ăn xôi, thịt gà luộc và rau cải luộc. Không biết tại đói hay tại vùng đó khí hậu lạnh nên tôi ăn thấy rất ngon, thịt gà và rau cải cứ gọi là ngọt lịm. Sau này tôi mới biết là vùng này rau cải thường được trồng xen với cây ...thuốc phiện nên rất ngọt. Ở cách biên giới Nậm Cắn khoảng 15km trên địa phận đất bạn có hẳn một vùng rộng trồng toàn cây tạo ra chất gây nghiện này cao ngang ngực người lớn, trông rất quyến rũ vì hoa của loại cây này rất đẹp.

Ăn tối xong chúng tôi tiếp tục tiến về thị xã Phôn sa vẳn, thủ phủ của Tỉnh Xiêng Khoảng. Hơn 50km mà chúng tôi đi mất hơn 2 tiếng đồng hồ. "Chú" lái xe trước đây đã ở Lào rồi và cũng đã đi đường này rồi nên cũng thông thạo tuy rằng đi cách đó 5 năm. Hỏi đường một lúc, xe chúng tôi cũng tìm ra nhà BĐH đang trọ. Ra đón chúng tôi là một loạt nam thanh niên quần...đùi áo...lót. Mọi người hồ hởi tay bắt mặt mừng (vì họ đã quen nhau từ trước, còn tôi là quân thêm nếm). Một chú (đích thị là chú), đã nhường phòng của mình cho tôi. Đi cả ngày đường mệt mỏi tôi lăn ra ngủ với rất nhiều điều mới đang chờ tôi ở phía trước.
(Còn tiếp)

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Hồi ký mang bầu Huy

Mang bầu và sinh con là cả một câu chuyện đầy lo lắng của mẹ. Sau khi sảy một lần, bố mẹ tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ. Con là thành quả của bố mẹ đó :Rose: . Thế này nhé:
16/6/05: chưa có gì
27/6/05: Đi siêu âm, BS khuyên nên bắt đầu sự hình thành của một thiên thần :LoveStruc:
20/7/05: Siêu âm ko phat hiện gì rõ ràng, BS nghi chửa ngoài dạ con. Ôi, sao lại thế cơ chứ: :Surprise:. Thử quickstick thấy 2 vạch rồi cơ mà. BS yêu cầu đi xét nghiệm bêta HCG, kết quả làm mẹ lo lắng hơn nữa. Mẹ cảm thấy đau bụng nữa:Crying:
22/7/05: Siêu âm lại ở 108. BS khẳng định đã có hình ảnh túi ối. Mừng quýnh :Laughing:
25/7/05: Chị Nguyệt BS cho thuốc uống và tiêm.
8/05: Tiếp tục uống thuôc giữ đến khi thai hết 12 tuần tuổi. Đã có âm vang tim thai :)
3/9/05 (12 tuần): BS cho biết đã qua giai đoạn khó khăn. Con khoẻ.
5/10/05: SÂ ở Viện lão khoa. Mẹ tò mò muốn biết trai hay gái. BS ko cho biết, chỉ thông báo mắt mũi bình thường. Phù . Mẹ yên tâm hơn nữa khi nghe thấy tim con đập.
12/10/05: Mẹ cảm nhận được sự vận động của con, dù rất nhỏ nhưng rõ. Vậy là mẹ con mình có thể nói chuyện với nhau rồi đấy con à.
22/10/05: Con là con giai của bố mẹ rồi đấy. Mẹ ko có đồng minh rồi con nhỉ? Mẹ cứ về phe 2 bố con là được rồi. :p
27/10/05: SÂ 3 chiều đã nhìn thấy con rồi nhé, giống bố ghê :Nottalkin:
20/11/05: Oái, con đạp bùm bụp như tập võ vậy?
22/12/05: Mẹ con mình đi tiêm uốn ván đó, con có đau ko? Con thích nghe nhạc thì để mẹ bật cho con nghe nhé.
21/1/06: Mẹ con mình đi tiêm mũi uốn ván 2. Đau con nhỉ? Bây giờ con nặng 1kg 9 lạng rồi đó. Cứ thế phát triển nhé con yêu. :LoveStruc:
19/2/06: Con gan lì quá, ko xoay đầu xuống gì cả, theo kiểu này chắc phải mổ lấy con ra rồi đấy con ạ :Smiling: 20/3/06: Đi ăn cỗ cưới dì Thảo có ngon ko con? Mẹ đang mong chờ con từng ngày đây.
23/3/06: Mổ lấy con ra nè. Ôi, sao mà giống bố thế :LoveStruc: nặng 3.3kg đấy

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2007

Nhớ Trung thu thời xưa....

Trung thu, năm nào chẳng có trung thu nhỉ? Nhưng đối với mình thì trung thu chưa năm nào giống năm nào cả. Hồi trước, khi đất nước đang trong thời bao cấp và ngay cả khi xóa bỏ bao cấp thì cái bánh nướng bánh dẻo vẫn là đồ xa xỉ trên thị trường. Lúc đó, được ăn một miếng bánh dẻo hay nướng sao mà ngon đến thế. Rồi các trái cây khác nữa chứ. Chị em mình thường nhặt các hạt bưởi, bóc vỏ rồi xâu vào 1 sợi dây thép và mang phơi từ trước ngày Trung thu, và để giành đến đêm Trung thu thì đốt. Làm gì có tiền mà mua đèn ông sao hay đèn cù. Cả bọn tập trung ở trong sân của khu tập thể ăn uống hát hò rồi đốt dây bưởi hoặc đuốc làm bằng giẻ tẩm dầu hỏa và kéo nhau đi xung quanh khu, chơi đùa rầm rầm.... Sáng dậy rửa mặt mũi cứ đen ngòm khói đuốc. Nó thực sự là cái tết mà bọn trẻ mong đợi.

Bây giờ, khi cuộc sống khấm khá hơn, mọi thứ đều dễ dàng mua bằng đồng tiền. Trung thu ko chỉ là tết của trẻ con nữa mà cả người lớn cũng cho là dịp tốt để đi thăm hỏi, biếu xén...Thanh niên thì coi như dịp để tụ tập đi chơi. Người ta ko còn thích và hào hứng ăn bánh nướng bánh dẻo nữa. Nó trở thành vật trao đổi biếu tặng. Mình ko còn thấy háo hức trung thu như xưa, có thể tại mình đã quá tuổi đó rồi. Cu con nhà mình đi chơi Trung thu thì thích lắm mặc dù nó chưa biết gì mấy nhưng mình tin là nó sẽ cảm nhận về Trung thu khác mình.

Trung thu, Trung thu...

Tết Trung thu - nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Nguồn gốc
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ.
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là "Tết Ngắm Trăng".
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời LêTrịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

Ý nghĩa
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Huy tròn 18 tháng

Hôm nay Huy được 1 tuổi rưỡi. Mẹ gọi lại cân đo:
Chiều cao: 85cm
Tình trạng "dinh dưỡng": 12.3kg, đã từ bỏ cháo 2 tuần trước, bây giờ ăn cơm và các loại bún, miến, nui...
Tình trạng ngôn ngữ: Vẫn chưa có gì tiến triển hơn tháng trước (hic...)
Tình trạng sức khỏe: Dạo này vui vẻ và khỏe (trộm vía!)
Mẹ đã cai sữa cho Huy, cũng rất dễ, chỉ cần bôi tí dầu gió vào ti, Huy ngậm vào rồi nhả ra và kéo áo xuống. Ban đêm đi ngủ chỉ dám sờ ti tí thôi (xấu) chứ cũng ko đòi ti quyết liệt.
Dạo này bố mẹ đi làm đã bớt khóc hơn rồi, lại còn vẫy tay chào nữa.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2007

Cai sữa cho Huy

Bà ngoại cứ bảo mẹ là cai sữa cho con đi thôi. Mẹ thử bôi dầu cao vào ti. Con ngậm vào thấy cay thì lập tức nhả ra. Rồi lại ngậm vào, nhả ra và kéo áo mẹ xuống miệng thì phù...phù... Một lúc sau lại vạch áo mẹ lên, rón rén ngậm ti thăm dò xem có cay ko, rồi ngậm luôn mút lấy mút để. Bà ngoại cười ngất, có khi tại bà hay cho ăn cay quen rồi nên ko sợ. Sau đó con ko ti nữa và tối đó đi ngủ ngoan, ko đòi ti. Mẹ thấy cũng đơn giản không khó khăn gì mấy nên quyết cai luôn. Tuy nhiên do con bị đi ngoài, ko ăn uống gì nên mẹ đành cho ti lại. Vài hôm sau, khi con khoẻ và ăn lại, mẹ lại bôi dầu cao vào và lần này con chỉ ngậm vào 2 lần rồi thôi. Nhìn con thèm ti mà thương quá. Miệng thì cứ bập bẹ "ti, ti", tay thì...sờ ti mẹ và áp mặt vào ti mẹ hít hà đớp đớp. Mỗi lần như thế mẹ lại bảo với con là "ti cay lắm, không ti được con ạ" là con lại tiu nghỉu. Thương ghê cơ. Nhưng mẹ nghĩ cai sữa cho con cũng phải thôi vì mẹ ko có sữa, chỉ đủ vài thìa cho con tráng miệng thôi. Như vậy tốt rồi, con sẽ quen dần và không còn phụ thuộc vào ti mẹ nữa. Con sẽ lớn mà.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2007

Tôi đi buôn trứng

Sau vài lần buôn bán có vẻ... thuận lợi, tôi quyết định làm chuyến nữa phục vụ các chị. Lần này, tôi chuẩn bị hàng từ hôm trước, sắp xếp vào túi và đến sáng ra là lên đường. Mẹ bảo tôi là trứng thì phải treo chứ để giỏ xe thì vỡ hết?!? (Sao mẹ lại nói thế nhỉ?). Tôi phớt lờ câu nói của mẹ vì mọi lần tôi vẫn để giỏ xe, an toàn mà. Phi ra khỏi nhà là tôi đi với tốc độ chậm, mắt căng nhìn đường không phải vì xem có chốt kiểm dịch nào mới dựng lên không mà là xem...có ổ gà ổ voi nào thì tránh. Mọi việc dường như suôn sẻ lắm. Đi được 1/3 quãng đường, tôi cố gắng đi vào lề bên phải để tránh đông xe. Bỗng....rầm một cái, tay tôi giữ chặt ghi đông xe và chỉ còn kịp nhìn thấy túi trứng bay lên cao và ...vắt vẻo trên.. giỏ xe. Ôi cha mẹ ơi, chắc nó rơi xuống đất mất thôi tôi nghĩ. May sao nó lại tự ... đổ vào giỏ xe. Tôi lúc này mới hoàn hồn, dừng xe và dựng lại túi trứng. Mặt mày nhăn nhó lần này thì chắc vỡ hết rồi. Hu...hu.... Sau khi sờ nắn phía trên tôi thấy vẫn tròn tròn, mừng thầm là chắc chỉ vỡ vài quả, tôi lại tiếp tục hành trình. Vừa đi vừa nghĩ xem giải quyết chỗ trứng như thế nào. Tôi lại tự nhủ, sao lúc mình bắt đầu đi mẹ lại nói như thế nhỉ? Quả báo! Quả (trứng) báo! Đến nơi, sau khi kiểm kê lại số hàng, tôi ngậm ngùi công bố rằng 1/3 số hàng đã không còn làm món luộc được nữa. Trong đó, có hơn 1 nửa là....đi thẳng vào sọt rác. Hu...hu... May sao khách hàng của tôi vẫn thông cảm và nhận chỗ trứng dù có nhiều quả dập và thanh toán đủ. Tôi đang suy nghĩ xem bao giờ sẽ buôn tiếp các bạn ạ....

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Ngày...

Cả tuần nay Huy hết táo bón lại đi lỏng. Lại còn đình công với món cháo. Mẹ nấu cháo rồi lại đổ đi. Mẹ lo quá. Có lẽ do con mệt nên ko muốn ăn chăng? Cháo thì chán rồi, mẹ mua nui đổi món thấy con ăn có vẻ hăng hái lắm. Với lại có khi con khoẻ lên nên ăn uống đỡ hơn. Bây giờ 1 ngày con ăn 2 bữa nui, 1 bữa cơm hạt. Mẹ cũng tạm ngưng lo lắng khi thấy con ăn được từng í. Sữa thì ăn ít quá, ngày chỉ được 200ml thôi.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

Siêu âm đúng lúc mới phát hiện được dị tật thai

Xem chi tiết

Webs.

Cảm ơn

Cách viết thư

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng: Phần 2

Kỳ 17: Niềm tin tuyệt đối giữa những người đồng đội

(VietNamNet) - Lo lắng cho người chị giao liên vất vả, sung sướng khi chuyển được tài liệu an toàn, day dứt khi đồng đội vì mình phải hy sinh hạnh phúc... - những tâm trạng ấy cứ đan xen lẫn lộn trong cuộc sống hàng ngày của Hai Trung.
>> Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi>> Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ">> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
Người ta nói làm tình báo phải sống dưới nhiều gương mặt, và gương mặt hạnh phúc nhất của Hai Trung là khi được sống mở lòng với niềm tin tuyệt đối vào những người đồng đội mà ông đã từng... không biết là ai.

“Chỉ có trẻ con mới không sợ chết”
Tháng 11/1975, Trung tướng Trần Văn Quang (từng giữ các chức Cục trưởng Cục tác chiến, Phó Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông giữ chức chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam từ 1992 đến 2002) khi gặp 2T tại Sài Gòn đã đặt câu hỏi: "Trong suốt thời gian hoạt động của anh, cái gì và khi nào làm anh thích thú nhất?”. 2T trả lời: "Thưa Trung tướng, đó là mỗi khi tôi lấy được một tài liệu quan trọng, một tin tức có giá trị cao nhất mà tôi đã mất công theo dõi lâu ngày, đáp ứng đúng như cầu của cấp lãnh đạo. Thậm chí, có khi mất ăn mất ngủ để lấy cho được tài liệu. Và một khi lấy được rồi tôi thấy sung sướng đến mức ăn thì thấy ngon nhưng ngủ không được, độ 1-2 hôm rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường".

Cái 1-2 hôm “mới trở lại bình thường”đó là quãng thời gian cần thiết để tài liệu được chuyển an toàn ra căn cứ, đến tay lãnh đạo và có phản hồi ngược lại với điệp viên qua giao thông viên.
Trong bài học đầu tiên với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, ông vẫn còn rất nhớ, mỗi một bản tin kịp thời ra tới căn cứ sẽ tiết kiệm được xương máu cho cả đội quân. Với gần 500 bản tài liệu mật trong cả cuộc đời làm tình báo, ông đã cứu được biết bao đội quân không phải đổ máu, theo như cách mà Đại tá Anh hùng Ba Minh từng định nghĩa đầy đơn giản: "Góp sức ít mà đánh được địch nhiều".
Vì mức độ lợi hại như thế, điệp viên luôn là đối tượng bị săn đuổi của mọi thế lực an ninh, tình báo địch giăng ra, trùng trùng điệp điệp.
Nếu như cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến bị động, họ buộc phải chống lại những kẻ xâm lược, thì những chiến sỹ tình báo lại luôn phải là những người chủ động. Trong mọi hoàn cảnh, họ phải chủ động tấn công để lấy tài liệu, tin tức, giữa mạng lưới đồ sộ của mật vụ, an ninh Mỹ, an ninh Việt Nam Cộng hoà.
"Điệp viên là con người và chẳng có người nào là không sợ chết, ngoại trừ trẻ con chưa ý thức được chết là gì. Nhưg vì một lý tưởng cao cả, vì một động cơ nào đó thức đẩy ý thức con người dám chất nhận chết là vấn đề khác", Hai Trung lý giải sự chọn lựa của bản thân rất rành mạch.

Không ai biết ai mà nên nghĩa nên tình
14 năm, người giữ nhiệm vụ liên lạc giữa cơ cán đi sâu 2T với tổ chức là một giao thông viên tuổi đã cao: Chị Nguyễn Thị Ba, người thường được thân mật gọi tên là chị Ba già.
Dưới bình phong một bà già bán hàng mỹ ký ở chợ (từ 1961 - 1965), rồi kể cả sau này liên tục phải di chuyển sang nơi khác, bà Ba (2T vẫn quen gọi là chị Mười) cứ miệt mài trong vai trò người giao thông thầm lặng, làm tốt nhiệm vụ của mình dù trời mưa hay nắng, dù trong bất cứ thời điểm khốc liệt nào.
Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời - Ảnh: Tư liệuLúc đầu theo lịch, cứ nửa tháng có một chuyến giao hàng, cho tới thời kỳ cao điểm mỗi tuần lên tới ba chuyến, vậy mà "suốt thời gian dài hơn 10 năm, chị Ba không thất hẹn lần nào cả. Chỉ có Trung thất hẹn vài lần vì công tác đột xuất".
Thời đó, Hai Trung không biết cụ thể chị là ai, mọi việc đều do tổ chức chỉ huy. Mãi sau giải phóng, Hai Trung mới biết là chị Ba có 2 người con, chồng ra Bắc tập kết từ năm 1954, đứa con gái lớn đã gửi vào cứ, còn đứa nhỏ tên Thắng ở cùng với chị.
Hai mẹ con sống cô đơn trong nội thành, chỉ để làm nhiệm vụ giao liên. Vì thế, lúc còn nhỏ, chị hay đưa con đi cùng trong những chuyến “nhận hàng” từ Hai Trung.
Nhưng đến khi 11-12 tuổi, Thắng đã đủ lớn để nhớ được khuôn mặt Hai Trung. Một lần, tình cờ thấy ông đi dọc đường, cậu bé về khoe ngay với mẹ. Giật mình, chị Ba đành đứt ruột xa con, gửi Thắng vào trong cứ để giữ an toàn tuyệt đối cho điệp viên số 1 của lưới.
"Việc chị Ba gửi Thắng vào vùng giải phóng, mẹ chấp nhận xa con khiến Trung nhớ mãi", Trần Văn Trung xúc động kể lại sau này.
Nhưng những điều kỳ lạ về nghĩa tình đồng đội chưa dừng lại ở đấy. 14 năm chiến đấu cùng nhau, sẵn sàng vào sinh ra tử vì nhau, song những người đồng đội ấy lại... không hề biết gì về nhau.
Hai Trung chỉ biết chị Ba hay đi cùng một cậu bé, không tên tuổi, không nơi cư trú. Hết. Còn chị Ba chỉ biết Hai Trung là người chuyển tài liệu, thi thoảng lỡ hẹn với chị Ba. Hết.
Không một thông tin thừa. Không một chút tò mò, không một phút hồ nghi. Họ chỉ biết, đây là những con người kiên trung, được Đảng tin cậy giao nhiệm vụ. Và nghĩa vụ của những người lính - những người con yêu nước là hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, không được phép gây một chút hiểm nguy lên vai những người đồng đội.
Cứ thế, họ đã đi cùng nhau trên quãng đường chông gai đầy cạm bẫy cho tới khi kết thúc cuộc chiến tranh dài gian khổ.
Sau này, vì thương chị Ba nhiều tuổi phải đi lại vất vả, Hai Trung từng đánh liều hẹn gặp chị Ba ngay tại cổng trường lúc Hai Trung đi đón con. Hoặc có lần, vì xót cho chị phải cuốc bộ xa xôi nên Hai Trung tự mình đưa chị đi trong nội thành trên chính chiếc xe hơi của ông.
Những lần đó, Hai Trung đều hiểu mình đang phạm phải nguyên tắc nghề nghiệp: gặp chị Ba ở trường tức là để chị biết rằng Hai Trung có con đang học ở đó, chở chị Ba bằng xe riêng tức là để chị Ba biết biển số xe, từ đó có thể lộ tung tích của mình...
Gần 20 năm trong nghề, nay đã chui sâu leo cao trong lòng địch, ông biết rõ mình không được phép mắc lỗi, dù nhỏ nhất. Song Hai Trung vẫn cứ làm, bởi ông tin người đồng đội ấy, cũng như ông đã từng tin tưởng rằng anh Hai, anh Ba sẽ không bao giờ khai ra khi các anh bị bắt trong những năm tháng đầu chống Mỹ.
Niềm tin ấy, ai có thể lý giải nổi? Các thế hệ sau có lẽ chỉ có thể diễn đạt một cách vụng về rằng, trước những nguyên tắc tuyệt mật, những người đồng đội chỉ có thể yêu thương và sẵn sàng chết vì nhau nhờ một LÝ TƯỞNG VÀ NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI!
Đến cuối năm 1974, chị Ba được rút ra cứ vì đã đến tuổi nghỉ ngơi, chuẩn bị ra Bắc đoàn tụ gia đình. Nhưng khi Đảng đề nghị, chị lại tự nguyện trở vào thành liên lạc với Hai Trung, bởi lúc này đang là giai đoạn quyết định.
Chuyến chuyển hàng cuối cùng giữa chị Ba già và "người Việt trầm lặng" Trần Văn Trung là chuyến hàng mang kế hoạch quân sự 1975 của chế độ cũ ra căn cứ. Hoà bình lập lại, chị Nguyễn Thị Ba được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công vô cùng thầm lặng đó.
Còn tiếp nữa những anh hùng biến... giỏ rác thành sức mạnh thần kỳ
Xưa nay, điệp viên luôn được xây dựng như một hình mẫu độc lập, nhưng những di cảo còn lại của điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn thì lại khẳng định rằng "điệp báo và giao thông là hai chân của một thế đứng. Dù nhiệm vụ khác nhau nhưng y êu cầu về nghiệp vụ và phẩm chất cách mạng phải ngang tầm nhau. Khâu này ở lưới của Hai Trung chẳng những rất cân đối mà còn có giá trị tương hỗ, chi viện lẫn nhau cả về tình cảm và ý chí cách mạng".

Chính sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cả tình cảm và ý chí cách mạng đó đã khiến Trần Văn Trung luôn cố gắng bằng mọi cách đảm bảo rằng mỗi chuyến liên lạc đều có một tài liệu hay bản tin có giá trị để giao liên mang về.
"Mỗi chuyến liên lạc là một nỗ lực xương máu của chiến sỹ từ cụm tới ven biên, về hộp thơ vùng tạm chiếm tới nội đô", do vậy, với ông, "giao liên là khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất trong lưới. Không tổ chức tốt thì chỉ huy không điều khiển được điệp viên và tin tức tài liệu lấy được chỉ... bỏ vào giỏ rác nếu không chuyển về an toàn và kịp thời".
Ngoài những con người như chị Tám Thảo, chị Ba già..., Hai Trung còn nhận được sự tiếp sức từ hơn 40 con người nữa. Trong số họ, có những người thậm chí ông còn không bao giờ biết tên. Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời.
--- * ---
Cụm tình báo có bí số H63 với 45 chiến sỹ đã dệt nên một huyền tích mới về tình yêu Tổ quốc, sự trung thành, lòng dũng cảm và mưu trí của những con người thời đại Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ địch càn quét, giăng bẫy dày đặc như khoảng thời gian 1968 – 1969, những chiến sỹ ấy đã mở 3 mạch máu giao thông thông suốt, bám trụ ngay tại vùng đất nhuốm đầy lửa máu và bom đạn Phú Hoà Đông để đêm đêm lên máy chuyển tin ra Hà Nội.
27 người trong cụm H63 đã hy sinh suốt 14 năm (1961 – 1975) để đảm bảo liên lạc cho gần 500 bản tài liệu có giá trị chiến lược và chiến thuật của Hai Trung.
Những ngày dữ dội nhất Mậu Thân 1968, Cụm trưởng Cụm H63, người đàn ông đặc biệt hóm hỉnh, gan dạ, mưu trí và có tài bắn hai tay hay súng Tư Cang đã vào nội đô Sài Gòn, trực tiếp sát cánh cùng điệp viên số 1 của Cụm là Hai Trung, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Mậu Thân lịch sử.
Cùng nhau, họ đã lập nên những kỳ tích chiến công như huyền thoại trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đẹp đến mức mà những người chỉ huy ở cấp cao nhất từng ngợi ca: "Tập thể xung quanh điệp viên 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2007

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi

(VietNamNet) - Học xong ở Mỹ, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng. Hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do "chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc" rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực...
>> Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ">> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
Nhìn danh sách những tài liệu mà lưới tình báo 2T chuyển về, bất cứ một cơ quan tình báo nào cũng phải "thèm thuồng" một điệp viên "có cỡ" như thế:
Từ năm 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược...; giai đoạn 1965 - 1968: Mọi kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh Cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968; giai đoạn 1969 - 1973: tuyệt đối bí mật và chuyển giao kịp thời những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA Mỹ; giai đoạn 1973 - 1975: Thu hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam"...
Trong khi đó, trên chặng đường đi của một điệp viên có quá nhiều hấp lực và điều kiện sa ngã. Dẫn 2T làm dẫn chứng điển hình, bản tổng kết của Cục tình báo Trung ương miền chỉ rõ: "Cán bộ điệp báo hoạt động lẻ loi, đơn tuyến, tự kiểm soát, nên yêu cầu "chuẩn" là không để bị sai sót và không để bị thoái hoá".
"3 cửa Tình, Tiền, Tù"
Có những điều khi người ta tin là lý tưởng sống, họ sẽ theo suốt cuộc đời, bất chấp sợ hãi lẫn những hấp lực dọc đường đi.
Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực. Nhưng 23 năm trong lòng địch, chưa một lần ông vấp- Ảnh: Tư liệu
Năm 1957, Trần Văn Trung đặt chân tới nước Mỹ. Mất 2 năm theo học để hiểu người Mỹ, Trung cũng kịp để lại ấn tượng về một cậu sinh viên hào hoa, hài hước và cực kỳ thông minh với kết quả học tập có thể điều khiển theo ý mình.
Nhưng học thôi chưa đủ, cậu sinh viên Việt Nam ấy còn rất biết... chơi. Những gì văn minh nhất của nước Mỹ, Hai Trung đều tự học và áp dụng trở lại với chính những người ngoại quốc cùng làm, cùng chơi sau này. Rất cưng chiều... chó và tôn trọng phụ nữ, Hai Trung lúc nào cũng lịch thiệp, nhã nhặn với các quý bà, quý cô, bởi “lời của phụ nữ là lời của Chúa rồi”.
Năm 1959, trước bức thư báo tin dữ từ quê nhà, Trung quyết định về nước, mặc dù người Mỹ sẵn sàng đài thọ để Trung theo học tiếp 2 năm cuối với số tiền học bổng 350 USD mỗi tháng - mơ ước của những du học sinh tại Mỹ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, tiền chỉ là chuyện nhỏ. Có một điều ít ai biết rằng, cậu sinh viên hào hoa khi ấy đang được một cô gái Mỹ... đem lòng yêu thương và đề nghị kết hôn. Cô là con gái của một tỷ phú. Nhưng đó đã vĩnh viễn là bí mật của riêng ông.
Lúc này, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng, hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do “chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc” rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Ở lại đất Mỹ, tính mạng của ông sẽ được bảo đảm an toàn trước sức mạnh của quyền lực, tiền bạc và tình yêu.
Nhưng lòng dũng cảm và trung thành của người lính trong ông đã quyết định: Trở về!

Người hùng bị săn đuổi
Năm 1969, Phạm Xuân Ẩn chính thức là người của tạp chí Time sau một thời gian dài cộng tác. Những ưu đãi đặc biệt của Time dành cho thông tín viên người Việt số 1 như Phạm Xuân Ẩn luôn có một lực hấp dẫn lớn về quyền lợi như: cứ 2 năm làm cho tạp chí này, Ẩn cùng vợ có quyền nghỉ phép 1 tháng đi Mỹ chơi, báo chịu mọi phí tổn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nhận về mình quyền lợi đó.
Thậm chí, khi đã chắc chân ở Time, hàng loạt lời mời vẫn tới tấp bay tới: Harper, cháu của Philip Potter (trùm CIA ở Huế) tìm tới mời Trung về làm việc bán thời gian, sẵn sàng trả lương cao, hoạt động trong hàng ngũ Trần Quốc Bửu. Trung tìm hiểu, biết được thực chất công việc là chống phá phong trào cách mạng nên đã kiên quyết từ chối.
Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù" - Ảnh: Tư liệu
Từ chối người Mỹ xong, Trung lại bị “săn lùng” bởi cơ quan tình báo của Tưởng Kiến Quốc. Francis Cao, đại diện của tình báo Đài Loan thuyết phục Trung cộng tác, với đề nghị sẽ giới thiệu với Wang Tchen (về sau là Tham mưu phó hành quân ở Đài Loan), nhưng Trung thấy không có lợi cho cách mạng nên cũng không nhận lời.
Biết Trung là “con cá vàng” không thể để lọt mất, người Mỹ nhất định không chịu bỏ cuộc. Một đại diện khác của CIA xuất hiện: David Huston, đệ tử ruột của Edward Lansdale.
Từ năm 1961, theo lời đề nghị giúp đỡ của Jim Robinson (thông tín viên của hãng NBC), Trung sống và làm việc cận kề với David Huston. Mối giao hảo thân tình trên tư cách đồng nghiệp nhờ vả kèm cặp đã khiến Hai Trung không hề đặt vấn đề tìm hiểu về David Huston là ai.
Mãi về sau, khi David quay trở lại Việt Nam với tư cách là bí thư của Lansdale, Trung mới giật mình. Hoá ra, hai nhân vật tình báo ở hai bên chiến tuyến sống cùng nhau trong suốt thời gian dài mà vẫn giữ kín bình phong. Tuy nhiên, Huston “cáo già” bao nhiêu thì Hai Trung còn “cao thủ” hơn bấy nhiêu. Ông tiếp tục cuộc hành trình bí mật của riêng mình sau khi thận trọng điều tra và cảnh giác để giữ an toàn tuyệt đối.
Về sau, ông tự trào nhìn lại "một tên CIA nằm bên cạnh gần 1 năm trời mà không đặt nghi vấn gì kể cũng là quá yếu và quá sơ hở rồi. Chớ để nó phát hiện ra thì chắc không còn ngồi đây mà tổng kết nữa".
Thời điểm 1969, trở lại Việt Nam, biết Trung là người quan hệ rộng, lại là người từng giúp đỡ mình, David Huston lại tiếp tục tìm đến đặt vấn đề mời Trung kinh doanh theo hình thức Mỹ bỏ vốn, mở trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long, còn Trung quản lý. Lời để nghị cực kỳ hấp dẫn: "lời mình ăn, lỗ Mỹ chịu", chỉ kèm điều kiện là ông chủ điền trang nhận giùm một số người Thượng và người Kinh vào làm việc.
Thấy việc đi với CIA về phương diện kinh tế không có lợi cho công việc phục vụ cách mạng, Trung khéo léo từ chối.
Chưa chịu thua, David Huston lại tấn công tiếp, rủ Trung mở nhà máy cá hộp xuất khẩu, Trung cũng chỉ lắc đầu quầy quậy với lý do "kinh doanh không phải là thứ Trung ham".
CIA Mỹ chào thua. Lập tức, tình báo Anh nhảy vào. Fordaz, trùm tình báo Anh lúc bấy giờ ở Sài Gòn (nhân vật về sau nổi tiếng khi tham gia lật đổ Mossadegh ở Iran), mời Trung đến, đặt vấn đề trao đổi thông tin 2 chiều, có thù lao. Lại thêm một lần lắc đầu nữa.
Hết tình báo, tới lượt các tờ báo, hãng thông tấn khác vào cuộc... chào mời. Merton Pery, trưởng đại diện của Newsweek ở Sài Gòn cũng tới mời Trung cộng tác. Trong khi Time trả lương cho Trần Văn Trung 450 USD mỗi tháng, tiền ăn theo giá chính thức của ngân hàng 118 đồng tiền Sài Gòn ăn 1 USD, thì Newsweek sẵn sàng trả cho Trung 500 USD/ tháng, chấp nhận tính theo giá đô la chợ đen, quy đổi ra tiền Sài Gòn cao gấp nhiều lần.
Tính toán, thấy Newsweek là tờ báo có xu hướng đối lập với chính quyền Mỹ, dễ "gây thù chuốc oán" khi viết bài, Trung từ chối luôn lời mời hấp dẫn này. Nhưng tôn trọng tình đồng nghiệp, Trung giới thiệu những người khác có khả năng vào vị trí đó.
Bám chặt vào bình phong báo chí, Hai Trung đung đưa "làm xiếc" trên sợi dây quyền lực, giữa sự hỗn độn của các phe nhóm tranh giành ảnh hưởng và mong muốn người Mỹ để mắt nhiều hơn tới họ. Từ Việt Tấn Xã, tới Reuters, The New York Herarld Tribune, The Christtian Science Monitor rồi Time Magazine, Trung chấp nhận một mức lương đủ sống, đủ để làm việc và đủ để phục vụ cho cách mạng. Với ai, với phe nhóm nào, ông cũng luôn hồ hởi đón tiếp nhưng có khoảng cách đủ để an toàn, để người khác hiểu "thằng đó chỉ khoái làm báo, khoái chuyện thời sự chính trị chứ không làm chính trị, khoái tiếu lâm, chứ hoàn toàn vô hại".
Nguồn tiền lương nhận về, Hai Trung chia làm 3 phần: 1 phần nuôi gia đình; 1 phần để giao tiếp, thiết lập, mở rộng quan hệ xã hội; phần còn lại để giúp đỡ tổ chức, dần tích luỹ sẵn để phòng công tác lâu dài.
Cũng trong cảnh tranh tối tranh sáng các phe nhóm thi nhau lục đục giành ăn thời kỳ đó, Hai Trung "đã không còn sợ bọn nguỵ nó nghi ngờ gì nữa vì chẳng có thằng nào ở lâu một chỗ, thì giờ đâu mà củng cố trả thù".
Nhìn lại mình sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tá Trần Văn Trung tâm sự: "Làm cho một tạp chí lớn (Time), Trung có thể mướn nhà cửa lớn, sắm xe tốt để có một lối sống của giới thượng lưu, làm hội viên các họi kỵ mã, du thuyền, Cercle Sportif, Lion Club, Rotary Club... để phát triển nguồn tin mạnh hơn nữa, nhưng Trung sợ mất thời giờ, mất phẩm chất lần lần mà không biết được, không những cho bản thân mà cho cả vợ con.
Một khi ta giải phóng hoàn toàn, đi nước ngoài thì không nói gì, nếu ở lại trong nước thì không tài nào sửa chữa được thói quen, tật xấu, tâm lý của mình và gia đình mình với một nếp sống tư sản cao như thế được".
Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù".

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ"

(VietNamNet) - Một chi tiết từng được Thomas A. Bass nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ".
>> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
498 bản tin, có phân tích và nhận định của cá nhân, trên quan điểm của một điệp viên nằm sâu trong lòng địch, từ 1961 - 1975, có thể chỉ là những con số thống kê vô hồn.
Nhưng lời nhận xét của những người có trách nhiệm đánh giá về giá trị tin tức do Hai Trung chuyển về có thể hé lộ một phần ánh sáng của câu chuyện: "Từ năm 1961 đến tháng 4/1975, lưới đồng chí 2T đã phục vụ được nhiều tài liệu nguyên bản, những chủ trương chiến lược của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh.
Trong mỗi thời kỳ chiến lược, đồng chí đã phát hiện sớm những ý đồ chuyển hướng chiến lược của địch. Những kế hoạch quân sự từng thời kỳ và các biện pháp chiến lược của địch; những kế hoạch quân sự hằng năm; những ý đồ chủ trương lên thang xuống thang của Mỹ - ngụy đều được báo cáo kịp thời và chính xác... góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước".
Sẽ rất khó có lời đánh giá nào cao hơn về công lao đóng góp của Trần Văn Trung.
Nhưng ai cũng muốn biết, Hai Trung đã có những tài liệu nào và đã có như thế nào?
Cú thoát hiểm ngoạn mục
Đầu năm 1961, Hai Trung vừa bắt lại được liên lạc thông qua Tám Thảo. Ngay sau đó, Trung chuyển vào căn cứ tài liệu McGarr "Technics and Tactics of Counter Insurgency".
Tận dụng mối quan hệ rộng rãi của mình, Hai Trung thường xuyên thu thập tin tức và tài liệu từ các tướng lĩnh quân đội Mỹ và VNCH
Bản tài liệu do tướng Mỹ Lionel McGarr, chỉ huy trưởng MANAG soạn với nội dung "tập trung chống cộng sản và du kích về quân sự; còn những vấn đề chính trị, hành chính và kinh tế cũng chỉ tập trung nhằm mục đích chống cộng". Tài liệu này Hai Trung được Trần Kim Tuyến, Lê Văn Thái (Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội) đưa cho để nghiên cứu, góp ý, sau đó sao y bản chính gửi ra căn cứ.
Rất bất ngờ, tài liệu bí mật quân sự của Mỹ do Hai Trung lấy về được tóm tắt lại rồi đem đăng trên tạp chí Quân đội giải phóng, để phổ biến rộng rãi ý đồ của địch một cách... nhanh nhất.
Mà tài liệu chính là điệp viên. Bởi, bất cứ cơ quan tình báo nào cũng dễ dàng truy ra tung tích của tài liệu, nguồn xuất phát, từ đó dò tìm ra điệp viên, nếu bắt được tài liệu.
Chỉ có 3 nguồn để có bản tài liệu này: Bộ tổng tham mưu, The Asia Foundation và tình báo VNCH, hoặc từ Sở nghiên cứu chính trị của Tuyến.
2T mò sang Bộ tổng tham mưu thăm hỏi, nhưng không thấy động tĩnh. Chỉ thấy quan thầy lo sốt vó.
Bỏ qua BTTM, chỉ còn 2 nguồn. Trung đến gặp Đặng Đức Khôi, tung tin thăm dò "chắc là tài liệu ngụy tạo nội bộ nhằm hại nhau, hoặc do Việt Cộng tung ra nhằm ly gián".
Để phối kiểm cho chắc ăn, Trung sang Sở nghiên cứu chính trị gặp Tuyến, Thái, thấy hai người này "thở" ra giọng điệu giống hệt Khôi.
Thời điểm đó, Sở nghiên cứu chính trị (được Ngô Đình Nhu bảo kê) chịu sự "cạnh tranh" khốc liệt của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung dưới tay Ngô Đình Cẩn nhằm "hất cẳng" sự ảnh hưởng của ông anh trai đang là Cố vấn của Tổng thống Diệm.
Trong khi đó, người Mỹ cũng tỏ ra không thích thú gì khi có một cơ quan mật vụ có quyền lực bao trùm cả miền Nam Việt Nam, vốn đang được nuôi sống bởi đô la, vũ khí, viện trợ Mỹ nhưng lại không chịu tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.
Mối ngờ vực bao trùm lên toàn bộ nhữg kẻ có cùng lợi ích, theo cách này hay cách khác, trong sự liên quan tới Mỹ. Nhưng tất cả đều gạt Hai Trung ra ngoài bởi quan hệ thân cận hữu hảo của "người của Phủ Tổng thống", "người của ông Tuyến", "người của CIA", "người bảo vệ tuyệt đối nguồn tin do Mỹ dạy" mà Trung đã tạo dựng.
Tất nhiên, không chỉ riêng Sở nghiên cứu chính trị có bản tài liệu này. Nhưng sự việc vẫn cần một đầu mối chịu trách nhiệm. Sau đó ít lâu, Trần Lệ Thích, nhân viên trực tiếp dưới quyền Khôi, một người từng tham dự đọc tài liệu, sợ quá không chịu nổi áp lực, xin thôi làm ở The Asia Foundation (cơ quan núp bóng của CIA), qua Mỹ làm cho Đài VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ).
Hai Trung tự dỡ bỏ lệnh "nằm im" mà cấp trên chỉ đạo, tiếp tục dấn thân vào sâu hơn để tìm kiếm những bản tài liệu tuyệt mật về ý đồ, mục tiêu chiến lược của đối phương.
Người của nhiều phía
Tới tháng 5/1961, mâu thuẫn gay gắt giữa Diệm và người Mỹ phần nào được giải quyết, sau một vài động thái Diệm nghe lời Mỹ trong việc dỡ bỏ dần lối cai trị "gia đình trị", tạo hình thức dân chủ giả tạo thông qua bầu cử, sử dụng nhiều "Mỹ con" hơn trong bộ máy.
Ngay lập tức. John F. Kennedy (Tổng thống Mỹ) sai Lyndin B. Jonhson (Phó Tổng thống) và em gái Kennedy sang Việt Nam, tuyên bố công khai ra mặt ủng hộ Diệm.
Đó là hệ quả tất yếu sau sự kiện tháng 11/1960, Mỹ làm xong động tác "rung cây nhát khỉ" khi dùng Nguyễn Chánh Thi vào cuộc "đảo chính giả cầy" nhằm doạ anh em Diệm.
Thomas A. Bass từng nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ!".
Sự vụ đình đám khiến gia đình Diệm vui mừng càng khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ quan thầy VNCH, khi Tuyến nổi xung chửi luôn cả Mỹ: "Thằng Mỹ ngu quá, có ủng hộ thì cũng nói vừa thôi. Nó nói thế thì mình làm sao mà khuyên ông cụ sửa đổi đường lối gì được. Đây rồi không vừa ý Mỹ thì nó lai dở trò nữa mà xem".
Sự uất ức của ông thầy tu xuất Trần Kim Tuyến từ thời điểm đó, đã khiến về sau, Tuyến mạnh dạn dám bắt tay với một nhân vật khác (mà Tuyến không hề biết là nhân vật đặc biệt của Hà Nội, VietNamNet sẽ tiếp tục đề cập trong loạt bài sau - NV) để lật anh em Diệm - Nhu; rồi tới cả Nguyễn Khánh. Nhưng đó là một câu chuyện khác.
Sự rối ren, lủng củng, mâu thuẫn nội bộ của một chế độ "ăn bám" giúp Trung "lặn" sâu hơn vào tầng sâu của bí mật để tìm kiếm những bí mật khác.
Cũng trong năm 1961, kế hoạch Khu trù mật thất bại theo kế hoạch dinh điền, buộc Mỹ - Diệm phải tìm cách thay đổi. Kế hoạch Ấp chiến lược ra đời. Hai Trung là một trong sốt ít những nhà báo thân cận với chính quyền (tay sai và ông chủ) được mời đi thị sát đầu tiên trại thí điểm về Ấp chiến lược ở Tân Hiệp, Tân An (Long An). Về sau, chính 2T bị phê bình đã không báo cáo ngay việc này.
Thời điểm đó, kế hoạch Ấp chiến lược được Mỹ "trình" qua cho Diệm. Văn phòng Ngô Đình Nhu trực tiếp tiếp nhận, soạn thảo bản đối ứng bổ sung của kế hoạch nguy hiểm này. Người phụ trách phần việc là Nguyễn Văn Khoa, anh rể của cha Nguyễn Ngọc Lan, đang là cố vấn của Nhu. Khoa vốn học trường mà Ngô Đình Thục, người được Diệm, Nhu đặc biệt kính nể trong gia đình, từng theo học.
Từ văn phòng Nhu, kế hoạch này "bay" về Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội với yêu cầu tìm hiểu thêm mô hình tổ chức Kiburt (ấp chiến đấu của Israel) để nghiên cứu, đề xuất bổ sung. Người trực tiếp phụ trách phần việc là Lê Văn Thái.
Thái vốn tiếng Anh không tốt, kế hoạch Ấp chiến lược lại khá đầy đặn. Để "gửi" lại người Mỹ phê duyệt lần cuối trước khi thực thi, Thái gọi Trung lên giao lại để góp ý và nhờ dịch sang tiếng Anh. Mừng như mở cở, Trung ôm luôn về đọc qua, sao một bản gửi ra ngay căn cứ, còn bản gốc mang sang cho Pete Robert (người của đại sứ quán Anh) nhờ "dịch giùm".
Tất nhiên, người Anh đã không thể không nhiệt tình khi nhìn thấy "món quà" bản kế hoạch chiến lược "khủng" này "rơi" từ phía người bạn Hai Trung sang, nên dốc sức dịch giúp rất nhanh chỉ trong vòng 1 tuần. Trong mối quan hệ tìm kiếm ảnh hưởng, việc Robert lưu giữ bản dịch là điều dễ hiểu, còn con đường đi tới đâu thì Trung cũng không quan tâm.
Xong nhiệm vụ với Thái, Trung đem tài liệu đã dịch về nhà "ngâm" tới khi Thái giục cuống lên, mới đưa ra.
"Món quà" của Trung khiến người Anh rất đỗi nhiệt tình khi sau đó tiếp tục giúp đỡ với kế hoạch Ấp chiến đấu. Lê Văn Thái tiếp tục tin tưởng vào trình độ của một nhân viên mẫn cán. Còn Hà Nội thì đã có nguyên bản kế hoạch "dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá", lập vùng trắng tách Việt Cộng với dân chúng... đặc biệt nguy hiểm do những cái đầu siêu đẳng về chiến lược của cả Mỹ lẫn Diệm dành thời gian, công sức vẽ ra.
Việc phá Ấp chiến lược những năm 1962 - 1963, sử sách đã ghi lại rất rõ.

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên

(VietNamNet) - Hơn 30 năm sau, Phạm Xuân Ẩn đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi". Sự an toàn của ông, không hề đơn giản, nó có cả một "nghệ thuật ẩn mình".>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH

Thiếu tướng Trần Văn Trung (2T) phân tích rằng: "Điệp viên đơn tuyến là người sống cô độc, dù anh ta có vợ con bên cạnh cũng thế. Xung quanh anh ta là một xã hội anh ta không chấp nhận được, nhưng bắt buộc phải sống ở đó. Hoạt động của anh ta là hoạt động của một người phạm pháp trong xã hội đó. Bề ngoài và công khai anh ta phải chứng minh cho các mối quan hệ của anh ta là anh ta chấp nhận và bảo vệ xã hội đó, nhưng thâm tâm là lật đổ chế độ đó đi".
"Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi".
Vì vậy, nếu điệp viên bị bắt, cầm chắc cái chết, hoặc thương tật vĩnh viễn suốt đời. "Trường hợp trốn thoát chỉ là hãn hữu, không nên kỳ vọng", Hai Trung chú dẫn.
Muốn không bị bắt, "điệp viên phải như cá nằm sâu dưới đáy biển, nổi lên là chết".
Còn Phạm Xuân Ẩn thì “nổi lềnh bềnh” trên mặt nước, thậm chí danh tiếng còn nổi ra ngoài biên giới Việt Nam, bởi ông làm nghề phải tiếp xúc với đủ dạng người, mỗi ngày.
Trong cuốn sách Making of a Quagmire ("Một thế sa lầy đang thành hình") năm 1965 nói về Chiến tranh Việt Nam của David Haberstam, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn tại báo Time, Haberstam đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là "cái đinh chốt của một mạng lưới tình báo nhỏ nhưng hạng nhất" của các phóng viên.
Khi biết về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, và trả lời về thái độ cá nhân, ông nói: "Đây là một câu chuyện đầy mưu mô, khói và gương, nhưng tôi vẫn quý mến Ẩn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị Ẩn phản bội. Anh ta đã phải sống với việc là một người Việt Nam trong một thời điểm gian nan trong lịch sử của họ...".
Ông nhận xét: "Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng): Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?".
Cuối cùng, Halberstam kết luận: "Có một mâu thuẫn đối với Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hình dung được. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy ông là một con người bị xẻ làm đôi ở giữa".
Không chỉ David Haberstam, mà còn rất nhiều người khác, cả những đồng nghiệp của ông lẫn những học giả quan tâm đến lưới tình báo 2T đã muốn phân tích rằng: Trong con người Thiếu tướng Hai Trung là một sự giằng xé giữa lý tưởng và hiện thực, giữa đồng đội và đồng nghiệp, giữa thật và giả...!
Trong khi đó, cuộc sống của 2T suốt 15 năm (1960-1975), như ông tự bạch "chỉ có giả dối bề ngoài: Thấy địch chết phải tuôn nước mắt cá sấu mà khóc. Thấy chiến sỹ ta bị sát hại phải nuốt hận để mừng thì không có gì khổ tâm cho bằng".
Nhưng ông vẫn luôn sống thật, rất thật, để những người phía bên kia chiến tuyến, lẫn những người không có cùng chung một góc nhìn về tư tưởng, phải kính trọng ông.
Sự kiện "đình đám" nhất mà giới báo chí phương Tây đổ xô vào phân tích, khi muốn dẫn tới kết luận Trần Văn Trung "gặp khó khăn" với những người đồng đội, là việc mà ông đã giúp đỡ Trần Kim Tuyến di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975.
Nhưng trước đó, từ 1960, chính Phạm Xuân Ẩn đã cứu thoát Trần Kim Tuyến trong cuộc binh biến của lính dù được xem là do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.
Chiếc xe này đã giúp sức cho "nghệ thuật ẩn mình" của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn!Việc cứu Tuyến trong thời điểm đó, như Hai Trung nhìn nhận, Mỹ đã "ghét" Diệm tới cực điểm khi Diệm tái đắc cử Tổng thống với việc đạo diễn tới 90% số phiếu ủng hộ, để tiếp tục chiêu bài "quốc gia" và "đồng minh, chiến hữu" trong khi hoàn toàn phụ thuộc vào tiền, viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ, chưa từng được xem xét dưới góc độ khó khăn.
Sự kiện này, chính Hai Trung đã chiêm nghiệm: “Bất cứ một ngành nghề nào và bất cứ công tác nào cũng phải chú trọng đến mối quan hệ giữa người và người. Đối với ngành tình báo, nhất là đối với 1 điệp viên hoạt động ở vùng địch hậu thì quan hệ giữa người và người là rất quan trọng vì điệp viên phải giao dịch hằng ngày với đủ hạng người, nhất là với địch.
Còn con người thì lúc nào cũng phức tạp. Nhất là con người mà điệp viên phải tiếp xúc, vì họ không phải là đồng chí, cũng không phải là đồng bào tối của điệp viên... Con người thì lại hay thay đổi hơn là môi trường xung quanh của người".
Cũng từ quan điểm đó, ông chọn chữ THẬT để sống, để tiếp xúc, thiếp lập quan hệ lẫn làm việc, khai thác thông tin. Điều gì đã nói, là phải nói cho THẬT. Cả trong cách bông phèng khôi hài thì ông vẫn rất thật, bởi ông là một người hài hước.
Điều đó, cũng chính là cách mà hơn 30 năm sau, ông đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi".

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2:

Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi"

(VietNamNet) - Làm việc cho Mỹ là thế, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ ngán... chửi. Tất nhiên là ông chửi Mỹ, chửi những kẻ làm tay sai rao bán đất nước. Và tất nhiên là ông cũng chửi công khai. Ấy thế mà ai cũng phải chịu nhịn, bởi ông chửi đúng quá!
Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy
Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng
Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên
Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc"
Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1
Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH

Vừa được chửi, vừa được việc
Như chính ông thừa nhận, "căn bệnh" thích... chửi Mỹ đã ăn sâu vào máu, nên rất khó sửa. Bằng chứng, không chỉ ám chỉ trong những bản tin về sự kiện binh biến ngày 11/11/1960, mà ngay trong đêm đó, Phạm Xuân Ẩn đã "nóng máu" với Thiếu tá Scheer (phụ tá tuỳ viên quân lực toà đại sứ Mỹ).
"Nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?"
Chuyện là, khi gửi tin bằng đường bưu điện không xong, trong đêm, ông cùng Trưởng văn phòng Reuters mò qua toà đại sứ Mỹ nhờ Scheer đánh giùm qua đường dây của sứ quán về hãng.
Khi trở lại, tất nhiên, ông phải tường thuật thông tin lại cho Scheer để làm quà, nhưng Scheer không hề chuyển bản tin của ông Ẩn đi với lý do "ngài đại sứ không đồng ý dùng đường dây của sứ quán giúp một hãng thông tấn tư nhân".
Nóng mặt vì mất thời gian, hơn nữa, tin của Reuters đã chậm hơn các hãng khác, Ẩn quát luôn vào mặt Scheer: "Người Mỹ các ông cóc chơi được!", rồi hầm hầm bỏ về.
Cuộc đảo chính kết thúc, Phòng thông tin Mỹ (USIS) mời phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài đến họp báo mật về vụ Nguyễn Chánh Thi. Phạm Xuân Ẩn cũng tới, nhưng bị Anspacher (Giám đốc USIS) cản lại, không cho vào.
Trung điên tiết. Sau đó chính Reuters đã phát đi bản tin tiếp theo với nội dung lật mặt bản chất: "Cuộc đảo chính là giả, chỉ nhằm mục đích "rung cây nhát khỉ" do người Mỹ giật dây nhằm mục đích "doạ" Diệm phải thay đổi phương pháp cầm đầu bộ máy". Bản tin từ Reuters do Trung viết đã làm Mỹ bẽ mặt trước công luận.
Sau này, để chuộc lỗi với ông, cả Scheer lẫn Anspacher đã nhiều lần nhờ người bắn tin: Họ làm thế vì không biết Ẩn làm cho Reuters, cứ nghi Ẩn là người của Trần Kim Tuyến. Mâu thuẫn đó cũng được dàn hoà về sau, nhưng mối ác cảm về sự phân biệt đối xử của người Mỹ với thân phận kẻ làm thuê người Việt, dù là làm cho hãng tin nước ngoài, đã xúc phạm đến lòng tự trọng của Phạm Xuân Ẩn.
Bởi, ông vốn đã không muốn luồn cúi làm tay sai của Mỹ, nay lại phải chơi với nhiều gã xấu tính.
Ác cảm đó trong ông còn kéo dài về sau, kể cả khi Ẩn đã rời Reuters (1965), qua làm cho nhiều tờ báo khác, cuối cùng dừng lại lâu nhất là tạp chí Time (11 năm, từ 1965-1975).

Người “biết chửi có đạo đức”...
Sau những sự cố như thế, Phạm Xuân Ẩn càng khẳng định những nhìn nhận của mình về bản chất quân Mỹ là đúng. Thế nên, ông chẳng sợ gì, vẫn tiếp tục giữ "căn bệnh" "thích chửi Mỹ, xúi người ta chửi Mỹ, xúi Beverly (Beverly Deepe, phóng viên của The NewYork Herarld Tribune, đồng nghiệp thân thiết - NV) viết báo chửi Mỹ và những tên tay sai chỉ biết bịt mắt, bịt mũi, bịt tai theo đuôi Mỹ".
Tài ở chỗ, chửi nhiều thế mà ông chưa bao giờ chửi sai, và cũng chưa xúi ai chửi sai, chưa từng viết một dòng thông tin nào sai lên mặt báo, dù là với Reuters, The NewYork Herarld Tribune, The Christian Science Monitor hay Time Magazine.
Điều đó đã được chính David Greenway khẳng định: "Chúng tôi nghĩ đây là chuyện đùa... Những người biên tập viên của tờ báo Time đã không nghe chúng tôi. Không có phóng viên nào trong tờ báo Time đã thao túng tin tức. Ông ấy không có sự may mắn nào hơn chúng tôi", khi một vài đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn buộc tội ông là đã thao túng những tin tức và những câu chuyện trên tạp chí Time với tư cách là "nhân vật có ảnh hưởng", khi biết ông là điệp viên của Hà Nội.
Còn Richard Pyle, cựu Tổng biên tập của tờ A.P Sài Gòn thì nhìn nhận thẳng thắn: "Ông Ẩn còn cứu tờ Time khỏi sự khó xử vì đã xuất bản những câu chuyện sai sự thật. Đó là sự tài tình của ông ấy... Không tiết lộ làm thế nào mà ông ấy biết hay không biết điều gì, ông ấy sẽ cho anh biết anh có đi đúng đường không".
Tất nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể thừa nhận sự thật rằng, đồng nghiệp mà họ ngưỡng mộ lại là một điệp viên cao cấp của phía bên kia, đặc biệt với những người làm nghề mà giới phương Tây vẫn xem là độc lập (tương đối) và thường được mệnh danh là Quyền lực thứ Tư này.
Peter Arnett (người được biết đến như một phóng viên chiến tranh có hạng của Thông tấn xã AP, CNN… từng đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam. Gần đây nhất ông có mặt ở Baghdad để đưa tin về cuộc chiến vùng Vịnh, đã phỏng vấn Saddam Hussein; sau đó qua Afghanistan, phỏng vấn Osama Bin Laden năm 1997) đã chỉ trích ông Ẩn: "Mặc dù tôi biết ông ta như một người Việt Nam yêu nước, tôi vẫn cảm thấy như bị phản bội xét về nghề báo chí. Có nhiều lời cáo buộc trong suốt cuộc chiến tranh là chúng tôi đã bị những người cộng sản thâm nhập... Nhưng sau đó tôi biết rằng đó là công việc của ông ấy".
Còn ông Ẩn, năm 2003, xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam trong chương trình "Người đương thời", vị thiếu tướng lẫy lừng vẫn mỉm cười rất tươi để nhắc lại quan điểm nghề nghiệp của ông: "nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?"
Đó cũng như chính điều mà Thomas A. Bass, báo The New Yorker đã viết: "Ẩn là một người "Việt Nam thầm lặng". Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gửi cho ông Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật."
Hơn hết thảy, Frank McCulloch, Tổng biên tập tờ Time ở châu Á, người đã thuê ông Ẩn làm việc cho tạp chí Time đã nhìn thấu suốt mọi câu chuyện: "Liệu tôi có giận dữ khi biết câu chuyện về ông ấy? Hoàn toàn không. Tôi nghĩ đó là Tổ quốc của ông ta. Nếu ở vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ làm điều tương tự".
... Cùng hàng ngàn câu hỏi tại sao?
Với những người làm báo, khi đứng trước một vấn đề, một sự kiện hay một nhân vật, luôn có một câu hỏi mà họ phải tự đặt ra: "Tại sao?”. Tại sao thế này, tại sao thế kia?
Nhưng muốn lý giải chỉ bằng một mệnh đề hỏi như vậy sẽ chẳng bao giờ đủ, bởi mỗi con người luôn có những lý do cho con đường đi của riêng mình. Vì thế, những câu hỏi sẽ chỉ được giải đáp theo đúng nguyên nghĩa của mệnh đề "Tại sao?" theo cách mà người được hỏi muốn trả lời.

Thomas A. Bass, báo The New Yorker đã viết: "Ẩn là một người "Việt Nam thầm lặng". Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gửi cho ông Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật."
Muốn được giải thích nhiều hơn, hay muốn hiểu được nhiều hơn, chỉ có thể đặt mình vào chính họ. Nhưng sống như họ, hay ngắn ngủi hơn là cố gắng sống như họ, trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc đời họ, cũng chưa chắc có thể hiểu, bởi trong từng góc sâu của mỗi người cũng có những điều không thể lý giải.
Ngay từ khi ông Ẩn còn sống, rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu từng muốn “giải mật” về ông: Tại sao ông lại làm điều đó? Tại sao ông có được sự hiểu biết như vậy? Tại sao trước những hấp lực này, quyến rũ kia, ông vẫn đi trọn vẹn con đường mà ông đã chọn, dù những người nghĩ rằng họ là bạn ông, là đồng nghiệp với ông đã có thể có những nhận định hay lựa chọn khác?
Joseph Fouché – mưu sĩ chiến lược của Napoleon, cha đẻ của ngành anh ninh chính trị - cũng từng nhận định: “Tôi có mối quan hệ với những người có ảnh hưởng đối với những luồng công luận, có ảnh hưởng với các h ọc thuyết và có ảnh hưởng với các tầng lớp giai cấp trong xã hội. Hệ thống quan hệ này đã cho tôi những kết quả sâu sắc. Thông qua sự thổ lộ, tâm tư và những buổi nói chuyện chân tình của họ mà tôi biết tình hình thật sự của nước Pháp còn hơn là hàng đống báo cáo của vô số nhân viên mật báo mà tôi đã trả tiền”.
Đứng ở giữa trung tâm quyền lực của nước Pháp khi ấy, Fouché đã dõi con mắt của mình ở mọi ngóc ngách của cuộc sống, để rồi lý giải ra rằng: con người ở nước phát triển hay thế giới lạc hậu thì đều có những nhu cầu vật chất. Trong số những tham vọng cá nhân vô hạn và không thể thoả mãn được, có 2 động cơ chính cho tham vọng, đó là quyền lực và quang vinh.
Là người thông hiểu cả hệ thống tư bản Anh - Mỹ - Pháp, Phạm Xuân Ẩn đã học lại toàn bộ lý luận đó để áp dụng trở lại với chính những con người trong hệ thống ấy. Ông tự xây cho mình mối quan hệ tốt với đủ mọi tầng lớp có ảnh hưởng trong xã hội, để rồi từ đó ông hiểu nội tình chế độ tay sai còn hơn chính những người luôn tự đắc tuyên bố muốn xây một xã hội dân chủ dựa trên những đồng đôla Mỹ.
Chính vì thế, ông biết chắc rằng, sẽ chẳng có ai trong hệ thống kia sẽ hiểu được những gì chất chứa trong lòng ông. Bởi mấy ai biết rằng, năm 1957, để sang Mỹ học, Trung đã được đào tạo bởi 5 người thầy khác nhau, trong quãng thời gian dài tới 5 năm.
Đến trước khi lên đường theo diện tự túc, "anh Hai" - một trong những người thầy của Trung - đã phải chạy vạy, vay mượn cơ sở mấy ngàn đồng trong hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu để đóng tiền vé máy bay thế thân cho Trung .
Xúc động nhất, ngay giờ phút ra đi, chính anh Ba, một người anh Việt Nam thứ thiệt, đã ôm và hôn Trung vào hai bên má. Cái ôm của tình đồng chí ấm áp đến nỗi mà Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn khi già rồi vẫn nhớ như in rằng: "Từ bé đến giờ, Trung toàn bị đánh. Chưa từng có ai ôm Trung như anh Ba cả. Cái ôm đó khiến Trung suýt khóc khi lên đường".
Liệu những đồng nghiệp, và cả những đối thủ của Trung, đã bao giờ sống đủ ở Việt Nam để hiểu được câu nói "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" chưa? Sau này, chính những người thầy của Trung đã nghiến răng chấp nhận hy sinh, chịu đòn roi tra tấn dã man trong nhà ngục Chín Hầm khét tiếng để không bao giờ để lộ tin tức về người học trò của mình.
Đi cùng ông suốt 23 năm trời còn có những người đồng đội đã khiến ông luôn ngưỡng mộ, kính phục như Tám Thảo, Ba Già, Hai Thương, Tư Cang.... Những người đồng chí của Trần Văn Trung, mà trong một bản đánh giá chưa từng công khai, đã viết lại những nhận định của cấp cao nhất về lưới tình báo 2T (bí số của Phạm Xuân Ẩn): "Tập thể xung quanh 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".
Phạm Xuân Ẩn – ông và đồng đội – đã cùng làm nên huyền tích để chính những thế hệ sau của ông luôn giữ lời thề: Đất nước này, nếu có nguy nan thì họ sẽ là những người đầu tiên chấp nhận họng súng kê thẳng vào đầu mình để siết cò. Bởi, cha anh họ đã luôn làm như vậy.