Thứ Hai, 24 tháng 9, 2007

Nhớ Trung thu thời xưa....

Trung thu, năm nào chẳng có trung thu nhỉ? Nhưng đối với mình thì trung thu chưa năm nào giống năm nào cả. Hồi trước, khi đất nước đang trong thời bao cấp và ngay cả khi xóa bỏ bao cấp thì cái bánh nướng bánh dẻo vẫn là đồ xa xỉ trên thị trường. Lúc đó, được ăn một miếng bánh dẻo hay nướng sao mà ngon đến thế. Rồi các trái cây khác nữa chứ. Chị em mình thường nhặt các hạt bưởi, bóc vỏ rồi xâu vào 1 sợi dây thép và mang phơi từ trước ngày Trung thu, và để giành đến đêm Trung thu thì đốt. Làm gì có tiền mà mua đèn ông sao hay đèn cù. Cả bọn tập trung ở trong sân của khu tập thể ăn uống hát hò rồi đốt dây bưởi hoặc đuốc làm bằng giẻ tẩm dầu hỏa và kéo nhau đi xung quanh khu, chơi đùa rầm rầm.... Sáng dậy rửa mặt mũi cứ đen ngòm khói đuốc. Nó thực sự là cái tết mà bọn trẻ mong đợi.

Bây giờ, khi cuộc sống khấm khá hơn, mọi thứ đều dễ dàng mua bằng đồng tiền. Trung thu ko chỉ là tết của trẻ con nữa mà cả người lớn cũng cho là dịp tốt để đi thăm hỏi, biếu xén...Thanh niên thì coi như dịp để tụ tập đi chơi. Người ta ko còn thích và hào hứng ăn bánh nướng bánh dẻo nữa. Nó trở thành vật trao đổi biếu tặng. Mình ko còn thấy háo hức trung thu như xưa, có thể tại mình đã quá tuổi đó rồi. Cu con nhà mình đi chơi Trung thu thì thích lắm mặc dù nó chưa biết gì mấy nhưng mình tin là nó sẽ cảm nhận về Trung thu khác mình.

Trung thu, Trung thu...

Tết Trung thu - nguồn gốc và ý nghĩa

Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Nguồn gốc
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ.
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là "Tết Ngắm Trăng".
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời LêTrịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

Ý nghĩa
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Huy tròn 18 tháng

Hôm nay Huy được 1 tuổi rưỡi. Mẹ gọi lại cân đo:
Chiều cao: 85cm
Tình trạng "dinh dưỡng": 12.3kg, đã từ bỏ cháo 2 tuần trước, bây giờ ăn cơm và các loại bún, miến, nui...
Tình trạng ngôn ngữ: Vẫn chưa có gì tiến triển hơn tháng trước (hic...)
Tình trạng sức khỏe: Dạo này vui vẻ và khỏe (trộm vía!)
Mẹ đã cai sữa cho Huy, cũng rất dễ, chỉ cần bôi tí dầu gió vào ti, Huy ngậm vào rồi nhả ra và kéo áo xuống. Ban đêm đi ngủ chỉ dám sờ ti tí thôi (xấu) chứ cũng ko đòi ti quyết liệt.
Dạo này bố mẹ đi làm đã bớt khóc hơn rồi, lại còn vẫy tay chào nữa.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2007

Cai sữa cho Huy

Bà ngoại cứ bảo mẹ là cai sữa cho con đi thôi. Mẹ thử bôi dầu cao vào ti. Con ngậm vào thấy cay thì lập tức nhả ra. Rồi lại ngậm vào, nhả ra và kéo áo mẹ xuống miệng thì phù...phù... Một lúc sau lại vạch áo mẹ lên, rón rén ngậm ti thăm dò xem có cay ko, rồi ngậm luôn mút lấy mút để. Bà ngoại cười ngất, có khi tại bà hay cho ăn cay quen rồi nên ko sợ. Sau đó con ko ti nữa và tối đó đi ngủ ngoan, ko đòi ti. Mẹ thấy cũng đơn giản không khó khăn gì mấy nên quyết cai luôn. Tuy nhiên do con bị đi ngoài, ko ăn uống gì nên mẹ đành cho ti lại. Vài hôm sau, khi con khoẻ và ăn lại, mẹ lại bôi dầu cao vào và lần này con chỉ ngậm vào 2 lần rồi thôi. Nhìn con thèm ti mà thương quá. Miệng thì cứ bập bẹ "ti, ti", tay thì...sờ ti mẹ và áp mặt vào ti mẹ hít hà đớp đớp. Mỗi lần như thế mẹ lại bảo với con là "ti cay lắm, không ti được con ạ" là con lại tiu nghỉu. Thương ghê cơ. Nhưng mẹ nghĩ cai sữa cho con cũng phải thôi vì mẹ ko có sữa, chỉ đủ vài thìa cho con tráng miệng thôi. Như vậy tốt rồi, con sẽ quen dần và không còn phụ thuộc vào ti mẹ nữa. Con sẽ lớn mà.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2007

Tôi đi buôn trứng

Sau vài lần buôn bán có vẻ... thuận lợi, tôi quyết định làm chuyến nữa phục vụ các chị. Lần này, tôi chuẩn bị hàng từ hôm trước, sắp xếp vào túi và đến sáng ra là lên đường. Mẹ bảo tôi là trứng thì phải treo chứ để giỏ xe thì vỡ hết?!? (Sao mẹ lại nói thế nhỉ?). Tôi phớt lờ câu nói của mẹ vì mọi lần tôi vẫn để giỏ xe, an toàn mà. Phi ra khỏi nhà là tôi đi với tốc độ chậm, mắt căng nhìn đường không phải vì xem có chốt kiểm dịch nào mới dựng lên không mà là xem...có ổ gà ổ voi nào thì tránh. Mọi việc dường như suôn sẻ lắm. Đi được 1/3 quãng đường, tôi cố gắng đi vào lề bên phải để tránh đông xe. Bỗng....rầm một cái, tay tôi giữ chặt ghi đông xe và chỉ còn kịp nhìn thấy túi trứng bay lên cao và ...vắt vẻo trên.. giỏ xe. Ôi cha mẹ ơi, chắc nó rơi xuống đất mất thôi tôi nghĩ. May sao nó lại tự ... đổ vào giỏ xe. Tôi lúc này mới hoàn hồn, dừng xe và dựng lại túi trứng. Mặt mày nhăn nhó lần này thì chắc vỡ hết rồi. Hu...hu.... Sau khi sờ nắn phía trên tôi thấy vẫn tròn tròn, mừng thầm là chắc chỉ vỡ vài quả, tôi lại tiếp tục hành trình. Vừa đi vừa nghĩ xem giải quyết chỗ trứng như thế nào. Tôi lại tự nhủ, sao lúc mình bắt đầu đi mẹ lại nói như thế nhỉ? Quả báo! Quả (trứng) báo! Đến nơi, sau khi kiểm kê lại số hàng, tôi ngậm ngùi công bố rằng 1/3 số hàng đã không còn làm món luộc được nữa. Trong đó, có hơn 1 nửa là....đi thẳng vào sọt rác. Hu...hu... May sao khách hàng của tôi vẫn thông cảm và nhận chỗ trứng dù có nhiều quả dập và thanh toán đủ. Tôi đang suy nghĩ xem bao giờ sẽ buôn tiếp các bạn ạ....

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Ngày...

Cả tuần nay Huy hết táo bón lại đi lỏng. Lại còn đình công với món cháo. Mẹ nấu cháo rồi lại đổ đi. Mẹ lo quá. Có lẽ do con mệt nên ko muốn ăn chăng? Cháo thì chán rồi, mẹ mua nui đổi món thấy con ăn có vẻ hăng hái lắm. Với lại có khi con khoẻ lên nên ăn uống đỡ hơn. Bây giờ 1 ngày con ăn 2 bữa nui, 1 bữa cơm hạt. Mẹ cũng tạm ngưng lo lắng khi thấy con ăn được từng í. Sữa thì ăn ít quá, ngày chỉ được 200ml thôi.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

Siêu âm đúng lúc mới phát hiện được dị tật thai

Xem chi tiết

Webs.

Cảm ơn

Cách viết thư

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng: Phần 2

Kỳ 17: Niềm tin tuyệt đối giữa những người đồng đội

(VietNamNet) - Lo lắng cho người chị giao liên vất vả, sung sướng khi chuyển được tài liệu an toàn, day dứt khi đồng đội vì mình phải hy sinh hạnh phúc... - những tâm trạng ấy cứ đan xen lẫn lộn trong cuộc sống hàng ngày của Hai Trung.
>> Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi>> Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ">> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
Người ta nói làm tình báo phải sống dưới nhiều gương mặt, và gương mặt hạnh phúc nhất của Hai Trung là khi được sống mở lòng với niềm tin tuyệt đối vào những người đồng đội mà ông đã từng... không biết là ai.

“Chỉ có trẻ con mới không sợ chết”
Tháng 11/1975, Trung tướng Trần Văn Quang (từng giữ các chức Cục trưởng Cục tác chiến, Phó Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông giữ chức chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam từ 1992 đến 2002) khi gặp 2T tại Sài Gòn đã đặt câu hỏi: "Trong suốt thời gian hoạt động của anh, cái gì và khi nào làm anh thích thú nhất?”. 2T trả lời: "Thưa Trung tướng, đó là mỗi khi tôi lấy được một tài liệu quan trọng, một tin tức có giá trị cao nhất mà tôi đã mất công theo dõi lâu ngày, đáp ứng đúng như cầu của cấp lãnh đạo. Thậm chí, có khi mất ăn mất ngủ để lấy cho được tài liệu. Và một khi lấy được rồi tôi thấy sung sướng đến mức ăn thì thấy ngon nhưng ngủ không được, độ 1-2 hôm rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường".

Cái 1-2 hôm “mới trở lại bình thường”đó là quãng thời gian cần thiết để tài liệu được chuyển an toàn ra căn cứ, đến tay lãnh đạo và có phản hồi ngược lại với điệp viên qua giao thông viên.
Trong bài học đầu tiên với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, ông vẫn còn rất nhớ, mỗi một bản tin kịp thời ra tới căn cứ sẽ tiết kiệm được xương máu cho cả đội quân. Với gần 500 bản tài liệu mật trong cả cuộc đời làm tình báo, ông đã cứu được biết bao đội quân không phải đổ máu, theo như cách mà Đại tá Anh hùng Ba Minh từng định nghĩa đầy đơn giản: "Góp sức ít mà đánh được địch nhiều".
Vì mức độ lợi hại như thế, điệp viên luôn là đối tượng bị săn đuổi của mọi thế lực an ninh, tình báo địch giăng ra, trùng trùng điệp điệp.
Nếu như cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến bị động, họ buộc phải chống lại những kẻ xâm lược, thì những chiến sỹ tình báo lại luôn phải là những người chủ động. Trong mọi hoàn cảnh, họ phải chủ động tấn công để lấy tài liệu, tin tức, giữa mạng lưới đồ sộ của mật vụ, an ninh Mỹ, an ninh Việt Nam Cộng hoà.
"Điệp viên là con người và chẳng có người nào là không sợ chết, ngoại trừ trẻ con chưa ý thức được chết là gì. Nhưg vì một lý tưởng cao cả, vì một động cơ nào đó thức đẩy ý thức con người dám chất nhận chết là vấn đề khác", Hai Trung lý giải sự chọn lựa của bản thân rất rành mạch.

Không ai biết ai mà nên nghĩa nên tình
14 năm, người giữ nhiệm vụ liên lạc giữa cơ cán đi sâu 2T với tổ chức là một giao thông viên tuổi đã cao: Chị Nguyễn Thị Ba, người thường được thân mật gọi tên là chị Ba già.
Dưới bình phong một bà già bán hàng mỹ ký ở chợ (từ 1961 - 1965), rồi kể cả sau này liên tục phải di chuyển sang nơi khác, bà Ba (2T vẫn quen gọi là chị Mười) cứ miệt mài trong vai trò người giao thông thầm lặng, làm tốt nhiệm vụ của mình dù trời mưa hay nắng, dù trong bất cứ thời điểm khốc liệt nào.
Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời - Ảnh: Tư liệuLúc đầu theo lịch, cứ nửa tháng có một chuyến giao hàng, cho tới thời kỳ cao điểm mỗi tuần lên tới ba chuyến, vậy mà "suốt thời gian dài hơn 10 năm, chị Ba không thất hẹn lần nào cả. Chỉ có Trung thất hẹn vài lần vì công tác đột xuất".
Thời đó, Hai Trung không biết cụ thể chị là ai, mọi việc đều do tổ chức chỉ huy. Mãi sau giải phóng, Hai Trung mới biết là chị Ba có 2 người con, chồng ra Bắc tập kết từ năm 1954, đứa con gái lớn đã gửi vào cứ, còn đứa nhỏ tên Thắng ở cùng với chị.
Hai mẹ con sống cô đơn trong nội thành, chỉ để làm nhiệm vụ giao liên. Vì thế, lúc còn nhỏ, chị hay đưa con đi cùng trong những chuyến “nhận hàng” từ Hai Trung.
Nhưng đến khi 11-12 tuổi, Thắng đã đủ lớn để nhớ được khuôn mặt Hai Trung. Một lần, tình cờ thấy ông đi dọc đường, cậu bé về khoe ngay với mẹ. Giật mình, chị Ba đành đứt ruột xa con, gửi Thắng vào trong cứ để giữ an toàn tuyệt đối cho điệp viên số 1 của lưới.
"Việc chị Ba gửi Thắng vào vùng giải phóng, mẹ chấp nhận xa con khiến Trung nhớ mãi", Trần Văn Trung xúc động kể lại sau này.
Nhưng những điều kỳ lạ về nghĩa tình đồng đội chưa dừng lại ở đấy. 14 năm chiến đấu cùng nhau, sẵn sàng vào sinh ra tử vì nhau, song những người đồng đội ấy lại... không hề biết gì về nhau.
Hai Trung chỉ biết chị Ba hay đi cùng một cậu bé, không tên tuổi, không nơi cư trú. Hết. Còn chị Ba chỉ biết Hai Trung là người chuyển tài liệu, thi thoảng lỡ hẹn với chị Ba. Hết.
Không một thông tin thừa. Không một chút tò mò, không một phút hồ nghi. Họ chỉ biết, đây là những con người kiên trung, được Đảng tin cậy giao nhiệm vụ. Và nghĩa vụ của những người lính - những người con yêu nước là hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, không được phép gây một chút hiểm nguy lên vai những người đồng đội.
Cứ thế, họ đã đi cùng nhau trên quãng đường chông gai đầy cạm bẫy cho tới khi kết thúc cuộc chiến tranh dài gian khổ.
Sau này, vì thương chị Ba nhiều tuổi phải đi lại vất vả, Hai Trung từng đánh liều hẹn gặp chị Ba ngay tại cổng trường lúc Hai Trung đi đón con. Hoặc có lần, vì xót cho chị phải cuốc bộ xa xôi nên Hai Trung tự mình đưa chị đi trong nội thành trên chính chiếc xe hơi của ông.
Những lần đó, Hai Trung đều hiểu mình đang phạm phải nguyên tắc nghề nghiệp: gặp chị Ba ở trường tức là để chị biết rằng Hai Trung có con đang học ở đó, chở chị Ba bằng xe riêng tức là để chị Ba biết biển số xe, từ đó có thể lộ tung tích của mình...
Gần 20 năm trong nghề, nay đã chui sâu leo cao trong lòng địch, ông biết rõ mình không được phép mắc lỗi, dù nhỏ nhất. Song Hai Trung vẫn cứ làm, bởi ông tin người đồng đội ấy, cũng như ông đã từng tin tưởng rằng anh Hai, anh Ba sẽ không bao giờ khai ra khi các anh bị bắt trong những năm tháng đầu chống Mỹ.
Niềm tin ấy, ai có thể lý giải nổi? Các thế hệ sau có lẽ chỉ có thể diễn đạt một cách vụng về rằng, trước những nguyên tắc tuyệt mật, những người đồng đội chỉ có thể yêu thương và sẵn sàng chết vì nhau nhờ một LÝ TƯỞNG VÀ NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI!
Đến cuối năm 1974, chị Ba được rút ra cứ vì đã đến tuổi nghỉ ngơi, chuẩn bị ra Bắc đoàn tụ gia đình. Nhưng khi Đảng đề nghị, chị lại tự nguyện trở vào thành liên lạc với Hai Trung, bởi lúc này đang là giai đoạn quyết định.
Chuyến chuyển hàng cuối cùng giữa chị Ba già và "người Việt trầm lặng" Trần Văn Trung là chuyến hàng mang kế hoạch quân sự 1975 của chế độ cũ ra căn cứ. Hoà bình lập lại, chị Nguyễn Thị Ba được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những chiến công vô cùng thầm lặng đó.
Còn tiếp nữa những anh hùng biến... giỏ rác thành sức mạnh thần kỳ
Xưa nay, điệp viên luôn được xây dựng như một hình mẫu độc lập, nhưng những di cảo còn lại của điệp viên huyền thoại Phạm Xuân Ẩn thì lại khẳng định rằng "điệp báo và giao thông là hai chân của một thế đứng. Dù nhiệm vụ khác nhau nhưng y êu cầu về nghiệp vụ và phẩm chất cách mạng phải ngang tầm nhau. Khâu này ở lưới của Hai Trung chẳng những rất cân đối mà còn có giá trị tương hỗ, chi viện lẫn nhau cả về tình cảm và ý chí cách mạng".

Chính sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cả tình cảm và ý chí cách mạng đó đã khiến Trần Văn Trung luôn cố gắng bằng mọi cách đảm bảo rằng mỗi chuyến liên lạc đều có một tài liệu hay bản tin có giá trị để giao liên mang về.
"Mỗi chuyến liên lạc là một nỗ lực xương máu của chiến sỹ từ cụm tới ven biên, về hộp thơ vùng tạm chiếm tới nội đô", do vậy, với ông, "giao liên là khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất trong lưới. Không tổ chức tốt thì chỉ huy không điều khiển được điệp viên và tin tức tài liệu lấy được chỉ... bỏ vào giỏ rác nếu không chuyển về an toàn và kịp thời".
Ngoài những con người như chị Tám Thảo, chị Ba già..., Hai Trung còn nhận được sự tiếp sức từ hơn 40 con người nữa. Trong số họ, có những người thậm chí ông còn không bao giờ biết tên. Họ sống thầm lặng, chiến đấu thầm lặng, và chấp nhận hy sinh cũng rất thầm lặng, để cho những chiến công của ông được vinh danh đến ngàn đời.
--- * ---
Cụm tình báo có bí số H63 với 45 chiến sỹ đã dệt nên một huyền tích mới về tình yêu Tổ quốc, sự trung thành, lòng dũng cảm và mưu trí của những con người thời đại Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ địch càn quét, giăng bẫy dày đặc như khoảng thời gian 1968 – 1969, những chiến sỹ ấy đã mở 3 mạch máu giao thông thông suốt, bám trụ ngay tại vùng đất nhuốm đầy lửa máu và bom đạn Phú Hoà Đông để đêm đêm lên máy chuyển tin ra Hà Nội.
27 người trong cụm H63 đã hy sinh suốt 14 năm (1961 – 1975) để đảm bảo liên lạc cho gần 500 bản tài liệu có giá trị chiến lược và chiến thuật của Hai Trung.
Những ngày dữ dội nhất Mậu Thân 1968, Cụm trưởng Cụm H63, người đàn ông đặc biệt hóm hỉnh, gan dạ, mưu trí và có tài bắn hai tay hay súng Tư Cang đã vào nội đô Sài Gòn, trực tiếp sát cánh cùng điệp viên số 1 của Cụm là Hai Trung, chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Mậu Thân lịch sử.
Cùng nhau, họ đã lập nên những kỳ tích chiến công như huyền thoại trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đẹp đến mức mà những người chỉ huy ở cấp cao nhất từng ngợi ca: "Tập thể xung quanh điệp viên 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2007

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi

(VietNamNet) - Học xong ở Mỹ, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng. Hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do "chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc" rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực...
>> Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ">> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
Nhìn danh sách những tài liệu mà lưới tình báo 2T chuyển về, bất cứ một cơ quan tình báo nào cũng phải "thèm thuồng" một điệp viên "có cỡ" như thế:
Từ năm 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược...; giai đoạn 1965 - 1968: Mọi kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh Cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968; giai đoạn 1969 - 1973: tuyệt đối bí mật và chuyển giao kịp thời những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA Mỹ; giai đoạn 1973 - 1975: Thu hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam"...
Trong khi đó, trên chặng đường đi của một điệp viên có quá nhiều hấp lực và điều kiện sa ngã. Dẫn 2T làm dẫn chứng điển hình, bản tổng kết của Cục tình báo Trung ương miền chỉ rõ: "Cán bộ điệp báo hoạt động lẻ loi, đơn tuyến, tự kiểm soát, nên yêu cầu "chuẩn" là không để bị sai sót và không để bị thoái hoá".
"3 cửa Tình, Tiền, Tù"
Có những điều khi người ta tin là lý tưởng sống, họ sẽ theo suốt cuộc đời, bất chấp sợ hãi lẫn những hấp lực dọc đường đi.
Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực. Nhưng 23 năm trong lòng địch, chưa một lần ông vấp- Ảnh: Tư liệu
Năm 1957, Trần Văn Trung đặt chân tới nước Mỹ. Mất 2 năm theo học để hiểu người Mỹ, Trung cũng kịp để lại ấn tượng về một cậu sinh viên hào hoa, hài hước và cực kỳ thông minh với kết quả học tập có thể điều khiển theo ý mình.
Nhưng học thôi chưa đủ, cậu sinh viên Việt Nam ấy còn rất biết... chơi. Những gì văn minh nhất của nước Mỹ, Hai Trung đều tự học và áp dụng trở lại với chính những người ngoại quốc cùng làm, cùng chơi sau này. Rất cưng chiều... chó và tôn trọng phụ nữ, Hai Trung lúc nào cũng lịch thiệp, nhã nhặn với các quý bà, quý cô, bởi “lời của phụ nữ là lời của Chúa rồi”.
Năm 1959, trước bức thư báo tin dữ từ quê nhà, Trung quyết định về nước, mặc dù người Mỹ sẵn sàng đài thọ để Trung theo học tiếp 2 năm cuối với số tiền học bổng 350 USD mỗi tháng - mơ ước của những du học sinh tại Mỹ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, tiền chỉ là chuyện nhỏ. Có một điều ít ai biết rằng, cậu sinh viên hào hoa khi ấy đang được một cô gái Mỹ... đem lòng yêu thương và đề nghị kết hôn. Cô là con gái của một tỷ phú. Nhưng đó đã vĩnh viễn là bí mật của riêng ông.
Lúc này, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng, hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do “chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc” rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Ở lại đất Mỹ, tính mạng của ông sẽ được bảo đảm an toàn trước sức mạnh của quyền lực, tiền bạc và tình yêu.
Nhưng lòng dũng cảm và trung thành của người lính trong ông đã quyết định: Trở về!

Người hùng bị săn đuổi
Năm 1969, Phạm Xuân Ẩn chính thức là người của tạp chí Time sau một thời gian dài cộng tác. Những ưu đãi đặc biệt của Time dành cho thông tín viên người Việt số 1 như Phạm Xuân Ẩn luôn có một lực hấp dẫn lớn về quyền lợi như: cứ 2 năm làm cho tạp chí này, Ẩn cùng vợ có quyền nghỉ phép 1 tháng đi Mỹ chơi, báo chịu mọi phí tổn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nhận về mình quyền lợi đó.
Thậm chí, khi đã chắc chân ở Time, hàng loạt lời mời vẫn tới tấp bay tới: Harper, cháu của Philip Potter (trùm CIA ở Huế) tìm tới mời Trung về làm việc bán thời gian, sẵn sàng trả lương cao, hoạt động trong hàng ngũ Trần Quốc Bửu. Trung tìm hiểu, biết được thực chất công việc là chống phá phong trào cách mạng nên đã kiên quyết từ chối.
Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù" - Ảnh: Tư liệu
Từ chối người Mỹ xong, Trung lại bị “săn lùng” bởi cơ quan tình báo của Tưởng Kiến Quốc. Francis Cao, đại diện của tình báo Đài Loan thuyết phục Trung cộng tác, với đề nghị sẽ giới thiệu với Wang Tchen (về sau là Tham mưu phó hành quân ở Đài Loan), nhưng Trung thấy không có lợi cho cách mạng nên cũng không nhận lời.
Biết Trung là “con cá vàng” không thể để lọt mất, người Mỹ nhất định không chịu bỏ cuộc. Một đại diện khác của CIA xuất hiện: David Huston, đệ tử ruột của Edward Lansdale.
Từ năm 1961, theo lời đề nghị giúp đỡ của Jim Robinson (thông tín viên của hãng NBC), Trung sống và làm việc cận kề với David Huston. Mối giao hảo thân tình trên tư cách đồng nghiệp nhờ vả kèm cặp đã khiến Hai Trung không hề đặt vấn đề tìm hiểu về David Huston là ai.
Mãi về sau, khi David quay trở lại Việt Nam với tư cách là bí thư của Lansdale, Trung mới giật mình. Hoá ra, hai nhân vật tình báo ở hai bên chiến tuyến sống cùng nhau trong suốt thời gian dài mà vẫn giữ kín bình phong. Tuy nhiên, Huston “cáo già” bao nhiêu thì Hai Trung còn “cao thủ” hơn bấy nhiêu. Ông tiếp tục cuộc hành trình bí mật của riêng mình sau khi thận trọng điều tra và cảnh giác để giữ an toàn tuyệt đối.
Về sau, ông tự trào nhìn lại "một tên CIA nằm bên cạnh gần 1 năm trời mà không đặt nghi vấn gì kể cũng là quá yếu và quá sơ hở rồi. Chớ để nó phát hiện ra thì chắc không còn ngồi đây mà tổng kết nữa".
Thời điểm 1969, trở lại Việt Nam, biết Trung là người quan hệ rộng, lại là người từng giúp đỡ mình, David Huston lại tiếp tục tìm đến đặt vấn đề mời Trung kinh doanh theo hình thức Mỹ bỏ vốn, mở trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long, còn Trung quản lý. Lời để nghị cực kỳ hấp dẫn: "lời mình ăn, lỗ Mỹ chịu", chỉ kèm điều kiện là ông chủ điền trang nhận giùm một số người Thượng và người Kinh vào làm việc.
Thấy việc đi với CIA về phương diện kinh tế không có lợi cho công việc phục vụ cách mạng, Trung khéo léo từ chối.
Chưa chịu thua, David Huston lại tấn công tiếp, rủ Trung mở nhà máy cá hộp xuất khẩu, Trung cũng chỉ lắc đầu quầy quậy với lý do "kinh doanh không phải là thứ Trung ham".
CIA Mỹ chào thua. Lập tức, tình báo Anh nhảy vào. Fordaz, trùm tình báo Anh lúc bấy giờ ở Sài Gòn (nhân vật về sau nổi tiếng khi tham gia lật đổ Mossadegh ở Iran), mời Trung đến, đặt vấn đề trao đổi thông tin 2 chiều, có thù lao. Lại thêm một lần lắc đầu nữa.
Hết tình báo, tới lượt các tờ báo, hãng thông tấn khác vào cuộc... chào mời. Merton Pery, trưởng đại diện của Newsweek ở Sài Gòn cũng tới mời Trung cộng tác. Trong khi Time trả lương cho Trần Văn Trung 450 USD mỗi tháng, tiền ăn theo giá chính thức của ngân hàng 118 đồng tiền Sài Gòn ăn 1 USD, thì Newsweek sẵn sàng trả cho Trung 500 USD/ tháng, chấp nhận tính theo giá đô la chợ đen, quy đổi ra tiền Sài Gòn cao gấp nhiều lần.
Tính toán, thấy Newsweek là tờ báo có xu hướng đối lập với chính quyền Mỹ, dễ "gây thù chuốc oán" khi viết bài, Trung từ chối luôn lời mời hấp dẫn này. Nhưng tôn trọng tình đồng nghiệp, Trung giới thiệu những người khác có khả năng vào vị trí đó.
Bám chặt vào bình phong báo chí, Hai Trung đung đưa "làm xiếc" trên sợi dây quyền lực, giữa sự hỗn độn của các phe nhóm tranh giành ảnh hưởng và mong muốn người Mỹ để mắt nhiều hơn tới họ. Từ Việt Tấn Xã, tới Reuters, The New York Herarld Tribune, The Christtian Science Monitor rồi Time Magazine, Trung chấp nhận một mức lương đủ sống, đủ để làm việc và đủ để phục vụ cho cách mạng. Với ai, với phe nhóm nào, ông cũng luôn hồ hởi đón tiếp nhưng có khoảng cách đủ để an toàn, để người khác hiểu "thằng đó chỉ khoái làm báo, khoái chuyện thời sự chính trị chứ không làm chính trị, khoái tiếu lâm, chứ hoàn toàn vô hại".
Nguồn tiền lương nhận về, Hai Trung chia làm 3 phần: 1 phần nuôi gia đình; 1 phần để giao tiếp, thiết lập, mở rộng quan hệ xã hội; phần còn lại để giúp đỡ tổ chức, dần tích luỹ sẵn để phòng công tác lâu dài.
Cũng trong cảnh tranh tối tranh sáng các phe nhóm thi nhau lục đục giành ăn thời kỳ đó, Hai Trung "đã không còn sợ bọn nguỵ nó nghi ngờ gì nữa vì chẳng có thằng nào ở lâu một chỗ, thì giờ đâu mà củng cố trả thù".
Nhìn lại mình sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tá Trần Văn Trung tâm sự: "Làm cho một tạp chí lớn (Time), Trung có thể mướn nhà cửa lớn, sắm xe tốt để có một lối sống của giới thượng lưu, làm hội viên các họi kỵ mã, du thuyền, Cercle Sportif, Lion Club, Rotary Club... để phát triển nguồn tin mạnh hơn nữa, nhưng Trung sợ mất thời giờ, mất phẩm chất lần lần mà không biết được, không những cho bản thân mà cho cả vợ con.
Một khi ta giải phóng hoàn toàn, đi nước ngoài thì không nói gì, nếu ở lại trong nước thì không tài nào sửa chữa được thói quen, tật xấu, tâm lý của mình và gia đình mình với một nếp sống tư sản cao như thế được".
Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù".

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ"

(VietNamNet) - Một chi tiết từng được Thomas A. Bass nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ".
>> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH
498 bản tin, có phân tích và nhận định của cá nhân, trên quan điểm của một điệp viên nằm sâu trong lòng địch, từ 1961 - 1975, có thể chỉ là những con số thống kê vô hồn.
Nhưng lời nhận xét của những người có trách nhiệm đánh giá về giá trị tin tức do Hai Trung chuyển về có thể hé lộ một phần ánh sáng của câu chuyện: "Từ năm 1961 đến tháng 4/1975, lưới đồng chí 2T đã phục vụ được nhiều tài liệu nguyên bản, những chủ trương chiến lược của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh.
Trong mỗi thời kỳ chiến lược, đồng chí đã phát hiện sớm những ý đồ chuyển hướng chiến lược của địch. Những kế hoạch quân sự từng thời kỳ và các biện pháp chiến lược của địch; những kế hoạch quân sự hằng năm; những ý đồ chủ trương lên thang xuống thang của Mỹ - ngụy đều được báo cáo kịp thời và chính xác... góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước".
Sẽ rất khó có lời đánh giá nào cao hơn về công lao đóng góp của Trần Văn Trung.
Nhưng ai cũng muốn biết, Hai Trung đã có những tài liệu nào và đã có như thế nào?
Cú thoát hiểm ngoạn mục
Đầu năm 1961, Hai Trung vừa bắt lại được liên lạc thông qua Tám Thảo. Ngay sau đó, Trung chuyển vào căn cứ tài liệu McGarr "Technics and Tactics of Counter Insurgency".
Tận dụng mối quan hệ rộng rãi của mình, Hai Trung thường xuyên thu thập tin tức và tài liệu từ các tướng lĩnh quân đội Mỹ và VNCH
Bản tài liệu do tướng Mỹ Lionel McGarr, chỉ huy trưởng MANAG soạn với nội dung "tập trung chống cộng sản và du kích về quân sự; còn những vấn đề chính trị, hành chính và kinh tế cũng chỉ tập trung nhằm mục đích chống cộng". Tài liệu này Hai Trung được Trần Kim Tuyến, Lê Văn Thái (Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội) đưa cho để nghiên cứu, góp ý, sau đó sao y bản chính gửi ra căn cứ.
Rất bất ngờ, tài liệu bí mật quân sự của Mỹ do Hai Trung lấy về được tóm tắt lại rồi đem đăng trên tạp chí Quân đội giải phóng, để phổ biến rộng rãi ý đồ của địch một cách... nhanh nhất.
Mà tài liệu chính là điệp viên. Bởi, bất cứ cơ quan tình báo nào cũng dễ dàng truy ra tung tích của tài liệu, nguồn xuất phát, từ đó dò tìm ra điệp viên, nếu bắt được tài liệu.
Chỉ có 3 nguồn để có bản tài liệu này: Bộ tổng tham mưu, The Asia Foundation và tình báo VNCH, hoặc từ Sở nghiên cứu chính trị của Tuyến.
2T mò sang Bộ tổng tham mưu thăm hỏi, nhưng không thấy động tĩnh. Chỉ thấy quan thầy lo sốt vó.
Bỏ qua BTTM, chỉ còn 2 nguồn. Trung đến gặp Đặng Đức Khôi, tung tin thăm dò "chắc là tài liệu ngụy tạo nội bộ nhằm hại nhau, hoặc do Việt Cộng tung ra nhằm ly gián".
Để phối kiểm cho chắc ăn, Trung sang Sở nghiên cứu chính trị gặp Tuyến, Thái, thấy hai người này "thở" ra giọng điệu giống hệt Khôi.
Thời điểm đó, Sở nghiên cứu chính trị (được Ngô Đình Nhu bảo kê) chịu sự "cạnh tranh" khốc liệt của Đoàn công tác đặc biệt miền Trung dưới tay Ngô Đình Cẩn nhằm "hất cẳng" sự ảnh hưởng của ông anh trai đang là Cố vấn của Tổng thống Diệm.
Trong khi đó, người Mỹ cũng tỏ ra không thích thú gì khi có một cơ quan mật vụ có quyền lực bao trùm cả miền Nam Việt Nam, vốn đang được nuôi sống bởi đô la, vũ khí, viện trợ Mỹ nhưng lại không chịu tuyệt đối tuân theo sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.
Mối ngờ vực bao trùm lên toàn bộ nhữg kẻ có cùng lợi ích, theo cách này hay cách khác, trong sự liên quan tới Mỹ. Nhưng tất cả đều gạt Hai Trung ra ngoài bởi quan hệ thân cận hữu hảo của "người của Phủ Tổng thống", "người của ông Tuyến", "người của CIA", "người bảo vệ tuyệt đối nguồn tin do Mỹ dạy" mà Trung đã tạo dựng.
Tất nhiên, không chỉ riêng Sở nghiên cứu chính trị có bản tài liệu này. Nhưng sự việc vẫn cần một đầu mối chịu trách nhiệm. Sau đó ít lâu, Trần Lệ Thích, nhân viên trực tiếp dưới quyền Khôi, một người từng tham dự đọc tài liệu, sợ quá không chịu nổi áp lực, xin thôi làm ở The Asia Foundation (cơ quan núp bóng của CIA), qua Mỹ làm cho Đài VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ).
Hai Trung tự dỡ bỏ lệnh "nằm im" mà cấp trên chỉ đạo, tiếp tục dấn thân vào sâu hơn để tìm kiếm những bản tài liệu tuyệt mật về ý đồ, mục tiêu chiến lược của đối phương.
Người của nhiều phía
Tới tháng 5/1961, mâu thuẫn gay gắt giữa Diệm và người Mỹ phần nào được giải quyết, sau một vài động thái Diệm nghe lời Mỹ trong việc dỡ bỏ dần lối cai trị "gia đình trị", tạo hình thức dân chủ giả tạo thông qua bầu cử, sử dụng nhiều "Mỹ con" hơn trong bộ máy.
Ngay lập tức. John F. Kennedy (Tổng thống Mỹ) sai Lyndin B. Jonhson (Phó Tổng thống) và em gái Kennedy sang Việt Nam, tuyên bố công khai ra mặt ủng hộ Diệm.
Đó là hệ quả tất yếu sau sự kiện tháng 11/1960, Mỹ làm xong động tác "rung cây nhát khỉ" khi dùng Nguyễn Chánh Thi vào cuộc "đảo chính giả cầy" nhằm doạ anh em Diệm.
Thomas A. Bass từng nhắc đến: Khi các bản báo cáo của Trần Văn Trung gửi ra Hà Nội, những cấp trên của ông từng vui mừng thốt lên: "Chúng ta đang ở ngay trong phòng chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ!".
Sự vụ đình đám khiến gia đình Diệm vui mừng càng khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ quan thầy VNCH, khi Tuyến nổi xung chửi luôn cả Mỹ: "Thằng Mỹ ngu quá, có ủng hộ thì cũng nói vừa thôi. Nó nói thế thì mình làm sao mà khuyên ông cụ sửa đổi đường lối gì được. Đây rồi không vừa ý Mỹ thì nó lai dở trò nữa mà xem".
Sự uất ức của ông thầy tu xuất Trần Kim Tuyến từ thời điểm đó, đã khiến về sau, Tuyến mạnh dạn dám bắt tay với một nhân vật khác (mà Tuyến không hề biết là nhân vật đặc biệt của Hà Nội, VietNamNet sẽ tiếp tục đề cập trong loạt bài sau - NV) để lật anh em Diệm - Nhu; rồi tới cả Nguyễn Khánh. Nhưng đó là một câu chuyện khác.
Sự rối ren, lủng củng, mâu thuẫn nội bộ của một chế độ "ăn bám" giúp Trung "lặn" sâu hơn vào tầng sâu của bí mật để tìm kiếm những bí mật khác.
Cũng trong năm 1961, kế hoạch Khu trù mật thất bại theo kế hoạch dinh điền, buộc Mỹ - Diệm phải tìm cách thay đổi. Kế hoạch Ấp chiến lược ra đời. Hai Trung là một trong sốt ít những nhà báo thân cận với chính quyền (tay sai và ông chủ) được mời đi thị sát đầu tiên trại thí điểm về Ấp chiến lược ở Tân Hiệp, Tân An (Long An). Về sau, chính 2T bị phê bình đã không báo cáo ngay việc này.
Thời điểm đó, kế hoạch Ấp chiến lược được Mỹ "trình" qua cho Diệm. Văn phòng Ngô Đình Nhu trực tiếp tiếp nhận, soạn thảo bản đối ứng bổ sung của kế hoạch nguy hiểm này. Người phụ trách phần việc là Nguyễn Văn Khoa, anh rể của cha Nguyễn Ngọc Lan, đang là cố vấn của Nhu. Khoa vốn học trường mà Ngô Đình Thục, người được Diệm, Nhu đặc biệt kính nể trong gia đình, từng theo học.
Từ văn phòng Nhu, kế hoạch này "bay" về Sở nghiên cứu chính trị - văn hoá - xã hội với yêu cầu tìm hiểu thêm mô hình tổ chức Kiburt (ấp chiến đấu của Israel) để nghiên cứu, đề xuất bổ sung. Người trực tiếp phụ trách phần việc là Lê Văn Thái.
Thái vốn tiếng Anh không tốt, kế hoạch Ấp chiến lược lại khá đầy đặn. Để "gửi" lại người Mỹ phê duyệt lần cuối trước khi thực thi, Thái gọi Trung lên giao lại để góp ý và nhờ dịch sang tiếng Anh. Mừng như mở cở, Trung ôm luôn về đọc qua, sao một bản gửi ra ngay căn cứ, còn bản gốc mang sang cho Pete Robert (người của đại sứ quán Anh) nhờ "dịch giùm".
Tất nhiên, người Anh đã không thể không nhiệt tình khi nhìn thấy "món quà" bản kế hoạch chiến lược "khủng" này "rơi" từ phía người bạn Hai Trung sang, nên dốc sức dịch giúp rất nhanh chỉ trong vòng 1 tuần. Trong mối quan hệ tìm kiếm ảnh hưởng, việc Robert lưu giữ bản dịch là điều dễ hiểu, còn con đường đi tới đâu thì Trung cũng không quan tâm.
Xong nhiệm vụ với Thái, Trung đem tài liệu đã dịch về nhà "ngâm" tới khi Thái giục cuống lên, mới đưa ra.
"Món quà" của Trung khiến người Anh rất đỗi nhiệt tình khi sau đó tiếp tục giúp đỡ với kế hoạch Ấp chiến đấu. Lê Văn Thái tiếp tục tin tưởng vào trình độ của một nhân viên mẫn cán. Còn Hà Nội thì đã có nguyên bản kế hoạch "dồn dân lập ấp, tát nước bắt cá", lập vùng trắng tách Việt Cộng với dân chúng... đặc biệt nguy hiểm do những cái đầu siêu đẳng về chiến lược của cả Mỹ lẫn Diệm dành thời gian, công sức vẽ ra.
Việc phá Ấp chiến lược những năm 1962 - 1963, sử sách đã ghi lại rất rõ.

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2

Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên

(VietNamNet) - Hơn 30 năm sau, Phạm Xuân Ẩn đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi". Sự an toàn của ông, không hề đơn giản, nó có cả một "nghệ thuật ẩn mình".>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi">> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy >> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng >> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên >> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc" >> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 >> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH

Thiếu tướng Trần Văn Trung (2T) phân tích rằng: "Điệp viên đơn tuyến là người sống cô độc, dù anh ta có vợ con bên cạnh cũng thế. Xung quanh anh ta là một xã hội anh ta không chấp nhận được, nhưng bắt buộc phải sống ở đó. Hoạt động của anh ta là hoạt động của một người phạm pháp trong xã hội đó. Bề ngoài và công khai anh ta phải chứng minh cho các mối quan hệ của anh ta là anh ta chấp nhận và bảo vệ xã hội đó, nhưng thâm tâm là lật đổ chế độ đó đi".
"Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi".
Vì vậy, nếu điệp viên bị bắt, cầm chắc cái chết, hoặc thương tật vĩnh viễn suốt đời. "Trường hợp trốn thoát chỉ là hãn hữu, không nên kỳ vọng", Hai Trung chú dẫn.
Muốn không bị bắt, "điệp viên phải như cá nằm sâu dưới đáy biển, nổi lên là chết".
Còn Phạm Xuân Ẩn thì “nổi lềnh bềnh” trên mặt nước, thậm chí danh tiếng còn nổi ra ngoài biên giới Việt Nam, bởi ông làm nghề phải tiếp xúc với đủ dạng người, mỗi ngày.
Trong cuốn sách Making of a Quagmire ("Một thế sa lầy đang thành hình") năm 1965 nói về Chiến tranh Việt Nam của David Haberstam, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn tại báo Time, Haberstam đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là "cái đinh chốt của một mạng lưới tình báo nhỏ nhưng hạng nhất" của các phóng viên.
Khi biết về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, và trả lời về thái độ cá nhân, ông nói: "Đây là một câu chuyện đầy mưu mô, khói và gương, nhưng tôi vẫn quý mến Ẩn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị Ẩn phản bội. Anh ta đã phải sống với việc là một người Việt Nam trong một thời điểm gian nan trong lịch sử của họ...".
Ông nhận xét: "Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng): Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?".
Cuối cùng, Halberstam kết luận: "Có một mâu thuẫn đối với Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hình dung được. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy ông là một con người bị xẻ làm đôi ở giữa".
Không chỉ David Haberstam, mà còn rất nhiều người khác, cả những đồng nghiệp của ông lẫn những học giả quan tâm đến lưới tình báo 2T đã muốn phân tích rằng: Trong con người Thiếu tướng Hai Trung là một sự giằng xé giữa lý tưởng và hiện thực, giữa đồng đội và đồng nghiệp, giữa thật và giả...!
Trong khi đó, cuộc sống của 2T suốt 15 năm (1960-1975), như ông tự bạch "chỉ có giả dối bề ngoài: Thấy địch chết phải tuôn nước mắt cá sấu mà khóc. Thấy chiến sỹ ta bị sát hại phải nuốt hận để mừng thì không có gì khổ tâm cho bằng".
Nhưng ông vẫn luôn sống thật, rất thật, để những người phía bên kia chiến tuyến, lẫn những người không có cùng chung một góc nhìn về tư tưởng, phải kính trọng ông.
Sự kiện "đình đám" nhất mà giới báo chí phương Tây đổ xô vào phân tích, khi muốn dẫn tới kết luận Trần Văn Trung "gặp khó khăn" với những người đồng đội, là việc mà ông đã giúp đỡ Trần Kim Tuyến di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975.
Nhưng trước đó, từ 1960, chính Phạm Xuân Ẩn đã cứu thoát Trần Kim Tuyến trong cuộc binh biến của lính dù được xem là do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.
Chiếc xe này đã giúp sức cho "nghệ thuật ẩn mình" của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn!Việc cứu Tuyến trong thời điểm đó, như Hai Trung nhìn nhận, Mỹ đã "ghét" Diệm tới cực điểm khi Diệm tái đắc cử Tổng thống với việc đạo diễn tới 90% số phiếu ủng hộ, để tiếp tục chiêu bài "quốc gia" và "đồng minh, chiến hữu" trong khi hoàn toàn phụ thuộc vào tiền, viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ, chưa từng được xem xét dưới góc độ khó khăn.
Sự kiện này, chính Hai Trung đã chiêm nghiệm: “Bất cứ một ngành nghề nào và bất cứ công tác nào cũng phải chú trọng đến mối quan hệ giữa người và người. Đối với ngành tình báo, nhất là đối với 1 điệp viên hoạt động ở vùng địch hậu thì quan hệ giữa người và người là rất quan trọng vì điệp viên phải giao dịch hằng ngày với đủ hạng người, nhất là với địch.
Còn con người thì lúc nào cũng phức tạp. Nhất là con người mà điệp viên phải tiếp xúc, vì họ không phải là đồng chí, cũng không phải là đồng bào tối của điệp viên... Con người thì lại hay thay đổi hơn là môi trường xung quanh của người".
Cũng từ quan điểm đó, ông chọn chữ THẬT để sống, để tiếp xúc, thiếp lập quan hệ lẫn làm việc, khai thác thông tin. Điều gì đã nói, là phải nói cho THẬT. Cả trong cách bông phèng khôi hài thì ông vẫn rất thật, bởi ông là một người hài hước.
Điều đó, cũng chính là cách mà hơn 30 năm sau, ông đã nói với những người phỏng vấn ông: "Làm tình báo, hay làm báo, chỉ khác nhau ở chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi".

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2:

Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi"

(VietNamNet) - Làm việc cho Mỹ là thế, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ ngán... chửi. Tất nhiên là ông chửi Mỹ, chửi những kẻ làm tay sai rao bán đất nước. Và tất nhiên là ông cũng chửi công khai. Ấy thế mà ai cũng phải chịu nhịn, bởi ông chửi đúng quá!
Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy
Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng
Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên
Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc"
Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1
Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH

Vừa được chửi, vừa được việc
Như chính ông thừa nhận, "căn bệnh" thích... chửi Mỹ đã ăn sâu vào máu, nên rất khó sửa. Bằng chứng, không chỉ ám chỉ trong những bản tin về sự kiện binh biến ngày 11/11/1960, mà ngay trong đêm đó, Phạm Xuân Ẩn đã "nóng máu" với Thiếu tá Scheer (phụ tá tuỳ viên quân lực toà đại sứ Mỹ).
"Nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?"
Chuyện là, khi gửi tin bằng đường bưu điện không xong, trong đêm, ông cùng Trưởng văn phòng Reuters mò qua toà đại sứ Mỹ nhờ Scheer đánh giùm qua đường dây của sứ quán về hãng.
Khi trở lại, tất nhiên, ông phải tường thuật thông tin lại cho Scheer để làm quà, nhưng Scheer không hề chuyển bản tin của ông Ẩn đi với lý do "ngài đại sứ không đồng ý dùng đường dây của sứ quán giúp một hãng thông tấn tư nhân".
Nóng mặt vì mất thời gian, hơn nữa, tin của Reuters đã chậm hơn các hãng khác, Ẩn quát luôn vào mặt Scheer: "Người Mỹ các ông cóc chơi được!", rồi hầm hầm bỏ về.
Cuộc đảo chính kết thúc, Phòng thông tin Mỹ (USIS) mời phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài đến họp báo mật về vụ Nguyễn Chánh Thi. Phạm Xuân Ẩn cũng tới, nhưng bị Anspacher (Giám đốc USIS) cản lại, không cho vào.
Trung điên tiết. Sau đó chính Reuters đã phát đi bản tin tiếp theo với nội dung lật mặt bản chất: "Cuộc đảo chính là giả, chỉ nhằm mục đích "rung cây nhát khỉ" do người Mỹ giật dây nhằm mục đích "doạ" Diệm phải thay đổi phương pháp cầm đầu bộ máy". Bản tin từ Reuters do Trung viết đã làm Mỹ bẽ mặt trước công luận.
Sau này, để chuộc lỗi với ông, cả Scheer lẫn Anspacher đã nhiều lần nhờ người bắn tin: Họ làm thế vì không biết Ẩn làm cho Reuters, cứ nghi Ẩn là người của Trần Kim Tuyến. Mâu thuẫn đó cũng được dàn hoà về sau, nhưng mối ác cảm về sự phân biệt đối xử của người Mỹ với thân phận kẻ làm thuê người Việt, dù là làm cho hãng tin nước ngoài, đã xúc phạm đến lòng tự trọng của Phạm Xuân Ẩn.
Bởi, ông vốn đã không muốn luồn cúi làm tay sai của Mỹ, nay lại phải chơi với nhiều gã xấu tính.
Ác cảm đó trong ông còn kéo dài về sau, kể cả khi Ẩn đã rời Reuters (1965), qua làm cho nhiều tờ báo khác, cuối cùng dừng lại lâu nhất là tạp chí Time (11 năm, từ 1965-1975).

Người “biết chửi có đạo đức”...
Sau những sự cố như thế, Phạm Xuân Ẩn càng khẳng định những nhìn nhận của mình về bản chất quân Mỹ là đúng. Thế nên, ông chẳng sợ gì, vẫn tiếp tục giữ "căn bệnh" "thích chửi Mỹ, xúi người ta chửi Mỹ, xúi Beverly (Beverly Deepe, phóng viên của The NewYork Herarld Tribune, đồng nghiệp thân thiết - NV) viết báo chửi Mỹ và những tên tay sai chỉ biết bịt mắt, bịt mũi, bịt tai theo đuôi Mỹ".
Tài ở chỗ, chửi nhiều thế mà ông chưa bao giờ chửi sai, và cũng chưa xúi ai chửi sai, chưa từng viết một dòng thông tin nào sai lên mặt báo, dù là với Reuters, The NewYork Herarld Tribune, The Christian Science Monitor hay Time Magazine.
Điều đó đã được chính David Greenway khẳng định: "Chúng tôi nghĩ đây là chuyện đùa... Những người biên tập viên của tờ báo Time đã không nghe chúng tôi. Không có phóng viên nào trong tờ báo Time đã thao túng tin tức. Ông ấy không có sự may mắn nào hơn chúng tôi", khi một vài đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn buộc tội ông là đã thao túng những tin tức và những câu chuyện trên tạp chí Time với tư cách là "nhân vật có ảnh hưởng", khi biết ông là điệp viên của Hà Nội.
Còn Richard Pyle, cựu Tổng biên tập của tờ A.P Sài Gòn thì nhìn nhận thẳng thắn: "Ông Ẩn còn cứu tờ Time khỏi sự khó xử vì đã xuất bản những câu chuyện sai sự thật. Đó là sự tài tình của ông ấy... Không tiết lộ làm thế nào mà ông ấy biết hay không biết điều gì, ông ấy sẽ cho anh biết anh có đi đúng đường không".
Tất nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể thừa nhận sự thật rằng, đồng nghiệp mà họ ngưỡng mộ lại là một điệp viên cao cấp của phía bên kia, đặc biệt với những người làm nghề mà giới phương Tây vẫn xem là độc lập (tương đối) và thường được mệnh danh là Quyền lực thứ Tư này.
Peter Arnett (người được biết đến như một phóng viên chiến tranh có hạng của Thông tấn xã AP, CNN… từng đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam. Gần đây nhất ông có mặt ở Baghdad để đưa tin về cuộc chiến vùng Vịnh, đã phỏng vấn Saddam Hussein; sau đó qua Afghanistan, phỏng vấn Osama Bin Laden năm 1997) đã chỉ trích ông Ẩn: "Mặc dù tôi biết ông ta như một người Việt Nam yêu nước, tôi vẫn cảm thấy như bị phản bội xét về nghề báo chí. Có nhiều lời cáo buộc trong suốt cuộc chiến tranh là chúng tôi đã bị những người cộng sản thâm nhập... Nhưng sau đó tôi biết rằng đó là công việc của ông ấy".
Còn ông Ẩn, năm 2003, xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam trong chương trình "Người đương thời", vị thiếu tướng lẫy lừng vẫn mỉm cười rất tươi để nhắc lại quan điểm nghề nghiệp của ông: "nghề tình báo, hay nghề báo, chỉ khác nhau ở một chỗ: Ai là người đọc tin tức của tôi?"
Đó cũng như chính điều mà Thomas A. Bass, báo The New Yorker đã viết: "Ẩn là một người "Việt Nam thầm lặng". Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gửi cho ông Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật."
Hơn hết thảy, Frank McCulloch, Tổng biên tập tờ Time ở châu Á, người đã thuê ông Ẩn làm việc cho tạp chí Time đã nhìn thấu suốt mọi câu chuyện: "Liệu tôi có giận dữ khi biết câu chuyện về ông ấy? Hoàn toàn không. Tôi nghĩ đó là Tổ quốc của ông ta. Nếu ở vào hoàn cảnh như vậy, tôi sẽ làm điều tương tự".
... Cùng hàng ngàn câu hỏi tại sao?
Với những người làm báo, khi đứng trước một vấn đề, một sự kiện hay một nhân vật, luôn có một câu hỏi mà họ phải tự đặt ra: "Tại sao?”. Tại sao thế này, tại sao thế kia?
Nhưng muốn lý giải chỉ bằng một mệnh đề hỏi như vậy sẽ chẳng bao giờ đủ, bởi mỗi con người luôn có những lý do cho con đường đi của riêng mình. Vì thế, những câu hỏi sẽ chỉ được giải đáp theo đúng nguyên nghĩa của mệnh đề "Tại sao?" theo cách mà người được hỏi muốn trả lời.

Thomas A. Bass, báo The New Yorker đã viết: "Ẩn là một người "Việt Nam thầm lặng". Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gửi cho ông Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật."
Muốn được giải thích nhiều hơn, hay muốn hiểu được nhiều hơn, chỉ có thể đặt mình vào chính họ. Nhưng sống như họ, hay ngắn ngủi hơn là cố gắng sống như họ, trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc đời họ, cũng chưa chắc có thể hiểu, bởi trong từng góc sâu của mỗi người cũng có những điều không thể lý giải.
Ngay từ khi ông Ẩn còn sống, rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu từng muốn “giải mật” về ông: Tại sao ông lại làm điều đó? Tại sao ông có được sự hiểu biết như vậy? Tại sao trước những hấp lực này, quyến rũ kia, ông vẫn đi trọn vẹn con đường mà ông đã chọn, dù những người nghĩ rằng họ là bạn ông, là đồng nghiệp với ông đã có thể có những nhận định hay lựa chọn khác?
Joseph Fouché – mưu sĩ chiến lược của Napoleon, cha đẻ của ngành anh ninh chính trị - cũng từng nhận định: “Tôi có mối quan hệ với những người có ảnh hưởng đối với những luồng công luận, có ảnh hưởng với các h ọc thuyết và có ảnh hưởng với các tầng lớp giai cấp trong xã hội. Hệ thống quan hệ này đã cho tôi những kết quả sâu sắc. Thông qua sự thổ lộ, tâm tư và những buổi nói chuyện chân tình của họ mà tôi biết tình hình thật sự của nước Pháp còn hơn là hàng đống báo cáo của vô số nhân viên mật báo mà tôi đã trả tiền”.
Đứng ở giữa trung tâm quyền lực của nước Pháp khi ấy, Fouché đã dõi con mắt của mình ở mọi ngóc ngách của cuộc sống, để rồi lý giải ra rằng: con người ở nước phát triển hay thế giới lạc hậu thì đều có những nhu cầu vật chất. Trong số những tham vọng cá nhân vô hạn và không thể thoả mãn được, có 2 động cơ chính cho tham vọng, đó là quyền lực và quang vinh.
Là người thông hiểu cả hệ thống tư bản Anh - Mỹ - Pháp, Phạm Xuân Ẩn đã học lại toàn bộ lý luận đó để áp dụng trở lại với chính những con người trong hệ thống ấy. Ông tự xây cho mình mối quan hệ tốt với đủ mọi tầng lớp có ảnh hưởng trong xã hội, để rồi từ đó ông hiểu nội tình chế độ tay sai còn hơn chính những người luôn tự đắc tuyên bố muốn xây một xã hội dân chủ dựa trên những đồng đôla Mỹ.
Chính vì thế, ông biết chắc rằng, sẽ chẳng có ai trong hệ thống kia sẽ hiểu được những gì chất chứa trong lòng ông. Bởi mấy ai biết rằng, năm 1957, để sang Mỹ học, Trung đã được đào tạo bởi 5 người thầy khác nhau, trong quãng thời gian dài tới 5 năm.
Đến trước khi lên đường theo diện tự túc, "anh Hai" - một trong những người thầy của Trung - đã phải chạy vạy, vay mượn cơ sở mấy ngàn đồng trong hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu để đóng tiền vé máy bay thế thân cho Trung .
Xúc động nhất, ngay giờ phút ra đi, chính anh Ba, một người anh Việt Nam thứ thiệt, đã ôm và hôn Trung vào hai bên má. Cái ôm của tình đồng chí ấm áp đến nỗi mà Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn khi già rồi vẫn nhớ như in rằng: "Từ bé đến giờ, Trung toàn bị đánh. Chưa từng có ai ôm Trung như anh Ba cả. Cái ôm đó khiến Trung suýt khóc khi lên đường".
Liệu những đồng nghiệp, và cả những đối thủ của Trung, đã bao giờ sống đủ ở Việt Nam để hiểu được câu nói "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" chưa? Sau này, chính những người thầy của Trung đã nghiến răng chấp nhận hy sinh, chịu đòn roi tra tấn dã man trong nhà ngục Chín Hầm khét tiếng để không bao giờ để lộ tin tức về người học trò của mình.
Đi cùng ông suốt 23 năm trời còn có những người đồng đội đã khiến ông luôn ngưỡng mộ, kính phục như Tám Thảo, Ba Già, Hai Thương, Tư Cang.... Những người đồng chí của Trần Văn Trung, mà trong một bản đánh giá chưa từng công khai, đã viết lại những nhận định của cấp cao nhất về lưới tình báo 2T (bí số của Phạm Xuân Ẩn): "Tập thể xung quanh 2T là một tập thể trong sáng, anh hùng".
Phạm Xuân Ẩn – ông và đồng đội – đã cùng làm nên huyền tích để chính những thế hệ sau của ông luôn giữ lời thề: Đất nước này, nếu có nguy nan thì họ sẽ là những người đầu tiên chấp nhận họng súng kê thẳng vào đầu mình để siết cò. Bởi, cha anh họ đã luôn làm như vậy.