Thứ Ba, 31 tháng 7, 2007

Huy mọc mụn ở hậu môn

Mẹ phát hiện ra mấy hôm thì thấy nó to lên, con có vẻ khó chịu thường xuyên móc tay vào đít, mẹ lo quá. Cho đi khám nhưng bác sĩ chỉ bảo là niêm mạc thừa, không sao, to thì cắt đi thôi. Mẹ vẫn ko yên tâm lắm. Con ơi, đừng có làm sao nhé. Mẹ yêu con.

Huy và bố mẹ về nhà bà ngoại ở

Cuối cùng thì bà Nhung cũng từ chối trông Huy nên bố mẹ Huy phải đưa Huy về ở nhà bà ngoại. Khổ thân Huy và cả bố mẹ lẫn bà ngoại nữa. Bây giờ cũng không còn cách gì hơn cả, chấp nhận thế vậy. Mấy hôm nữa dọn nhà xuống nhà bà và trả nhà cho bà Luận. Ông ngoại cũng nhớ Huy lắm nhưng không giúp gì hơn được. Bố và mẹ đều muốn điều tốt cho Huy, ở với bà thì bà vất vả hơn nhiều đây. Vậy là mình thuê nhà ở hơn 1 năm rồi, cũng nhiều chuyện nhưng mọi việc cũng ổn, kể ra bà Nhung tiếp tục trông Huy thì tốt quá. Tiếc! Mẹ đang muốn đi học nên không thể trông Huy buổi tối được, cho con đi trẻ thì tối đến ai trông cho, bố thì còn phải đi trực nữa chứ. Huy ơi, con cố gắng lên nhé, hôm đầu tiên con lạ bà rồi quen dần. Bố mẹ thương và yêu con nhiều!

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2007

U ra, làm được phômai tươi rồi, cảm ơn bác Freida nhé

Hôm qua tí toáy làm sữa chua và phômai tươi theo công thức của bác Freida, thú thực là nhiều lần làm sữa chua và caramen từ sữa công thức rồi nhưng chưa có lần nào hoàn toàn ưng í cả. Mọi lần không dùng LVS nên ko biết có phải vì thế mà chưa thành công ko? Lần này, mua 1 lít sữa tươi về, đun lên, để nguội rồi cho men vào, khuấy đều, cho vào LVS 30 giây ở mức cao nhất....Sữa chua ngon, chắc và thơm, còn phô mai phải đến trưa nay thì mới tách nước xong, cho vào lọ rồi, sẽ cho con ăn dần. Mỗi tội cái thằng Huy nó ko ăn phô mai con bò cười và Party Cube nên ko biết nó có chịu ăn loại tươi này không, cứ phải thử xem sao.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2007

Mình chuẩn bị đi học

Hôm nay nộp hồ sơ để học bằng 2, quyết tâm lắm không biết có học được ko. Đi học thì mình không ngại bằng cái không chăm con được, con dần lớn hơn cũng biết nhiều hơn và mẹ cũng muốn bên con nhiều hơn. Hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp. Cố lên nào!!!

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2007

Huy đi công viên Thủ Lệ

Chủ nhật (22/7) mẹ và bố đưa Huy đi công viên Thủ Lệ, Huy thì thích lắm nhưng không phải vì có nhiều con thú (thực ra là chẳng có mấy con, toàn khỉ), mà vì thấy đông người. Toàn bắt bố mẹ bế chứ chẳng chịu đi mấy. May mà trời không nắng lắm. Công viên thì toàn người, các con thú thì sơ sài về số lượng cũng như chất lượng và chủng loại. Được cái Huy không chê thú chỉ thích người, hì hì.

Các lễ Tết truyền thống ở Việt Nam

1. Tết Nguyên Ðán
Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Ðây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới. Theo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên Ðán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng "rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

2. Tết Khai hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.

3. Tết Thượng nguyên
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

4. Tết Hàn thực
"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch). Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Ðiền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Ðau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba. Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ thời Lý (1010 - 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.

5. Tết Thanh Minh
"Thanh Minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" (Truyện Kiều) "Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

6. Tết Ðoan ngọ
Tết Ðoan ngọ (Tết Ðoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch). Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hỗ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm.

7. Tết Trung nguyên
Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng: - Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đảng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó... - Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Ðại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.

8. Tết Trung thu
Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...

9. Tết Trùng cửu
Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.

10. Tết Trùng thập
Ðây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!

11. Tết Hạ nguyên
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.

12. Tết Táo quân
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp". Từ tích đó mới có tục thờ cúng "Táo quân" và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà"õ. Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông...
(Sưu tầm)

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2007

Cả khỉ nữa....




Huy nhìn thấy voi nhưng mà xa quá!




Huy đi công viên Thủ Lệ


Thích chí, Huy hoan hô ngay từ cổng vào

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2007

Em Khoai nhà dì Thảo











Nộm rau muống

Nguyên liệu:

Rau muống: sơ mới ½ mớ
Giá đỗ: 1 ít thôi
Cà rốt: thái mỏng dài bằng giá đỗ.
Thịt thăn bò,
dứa ½ quả
Lạc rang giã dập
Muối, cốt chanh, đường, ớt xay.

Chế biến:

Rau muống bỏ lá, cắt khúc bằng ngón tay, chẻ 1/4
Thăn bò tẩm tí bột nêm + gừng thái chỉ
Dứa xay sinh tố nhuyễn đun sôi với 1 chút gia vị + 1 muôi nước
Cho thịt bò vào trần qua, nhanh tay nhé kẻo nó dai (dứa giúp thịt bò mềm hơn)

Nước trộn: 1 chút gia vị , 1 quả chanh nhỏ nước cốt, 1/2 thìa phở đường, thêm 1/2 thìa ớt xay (nếu ăn cay) rồi đánh cho tan đường.

Trộn đều hỗn hợp vào rau muống đã chẻ + giá + cà rốt.Cho một chút nước trộn vào thăn bò sau khi trần ngâm 1 lúc.Trước khi ăn bày thịt bò lên trên.Rắc lạc ăn ngay.

Yêu cầu:
Món này ăn rau muống giòn cực như ăn rau sống ý.Mùa hè ăn thế này thấy mát mát và mát mắt nữa vì đủ màu, xanh, đỏ, nâu, trắng.Thịt bò cũng chua chua ngọt ngọt.

Huy đã biết bò như bò bằng bàn chân này các cô bác ơi!











Huy tập mãi mà chẳng biết bò


Huy thích chụp ảnh lắm, thấy bố mẹ chụp ảnh cho là cứ cười tít cả mắt vào. Khổ, mắt thì đã một mí chứ có to gì cho cam. Nhưng mà yêu lắm khi con cười.

Em Khoai rủ anh Huy đi chơi bà ngoại

Em rủ đi nhưng mà anh mới đi bà ngoại chơi tuần trước rồi, để lúc khác, tuần này anh muốn đi chơi chỗ khác cơ, anh em mình đổi nhau nhé.

Ngày 21/7/2007

Hai hôm nữa là Huy tròn 16 tháng tuổi. Hôm qua mẹ đã kiểm tra các số đo của Huy.
Cân nặng: 12.3 kg
Chiều cao: 83 cm
Tình trạng răng lợi: đã có 10 cái bao gồm 2 răng hàm dưới
Ghi chú: Răng hàm trên lâu mọc ra thế nhỉ?
Tình trạng ngôn ngữ: đang học nói, "thời tiết đấy!", "ai đấy?" "lại đây", còn mẹ thì con gọi là gì nhỉ, à à "bẹ bẹ", "bạ, bạ"
Dạo này hay khóc mếu và hờn lắm, cứ ỉ ôi, lười cả rửa mặt nữa, hic hic

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2007

Huy hồi 10 tháng




Cháu đang tắm đấy, các bác đừng nhìn trộm cháu nha!











Huy và chị Bi đang nháy mẹ kìa!

Huy hồi 7 tháng

Huy ngồi xe mà mặt cứ vênh lên, trông muốn cắn vào má quá đi!!!
Thứ bảy đến bà ngoại chơi, Huy thì ngủ khì khi vừa đi được 1 đoạn, đến nơi thì mồ hôi chảy thành giọt ướt hết cả vành mũ. Huy vui chạy lung tung khắp nhà bà, mà nó bạo thật, toàn ra tát vào mõm con chó, mẹ thì sợ con bị chó cắn, con thì cười khoái chí, thế cơ chứ. Trời nóng khổ thân bọn trẻ con, đến tối về thì lại bị mưa, Huy lại ngủ trên xe (quái, sao mà ngủ lắm thế). Ghé bà Tám Tú chơi, trời ơi, đòi uống bia với bố, mẹ: bó tay.com thôi

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2007

Món ăn xứ Nghệ

LƯƠN OM CHUỐI XANH

Nguyên liệu :
Lươn : 05 con
Thịt ba rọi : 200 gr
Đậu phụ : 03 bìa
Mắm tôm : 01 thìa canh
Chuối xanh : 10 trái
Giấm bỗng : 01 đọi (nguời Bắc nấu bằng mẻ)
Nghệ tuơi : 1 nhánh, lá nghệ non 01 lá
Là lốt : 10 cái (nguời Bắc nấu bằng mùi tây và tía tô)
Gia vị : Hành, tỏi, ớt, muối bột canh, ruợu gạo 02 thìa canh, đuờng 1/2 thìa cà phê,

Cách làm :
Sơ chế luơn : như bài Cháo luơnDùng một con dao nhọn rạch hai bên xuơng sống luơn, rút bỏ xuơng, cắt khúc dài 2,5 cm, đem chiên sơ.
Thịt ba rọi : cắt quân cờ tuơng đuơng với miếng luơn, đem chiên sơ, kẹp vô một cái vỉ nuớng, đốt rơm và xông thịt qua cho có mùi khói.
Đậu phụ : Cắt quân cờ, chiên vàng
Chuối xanh : gọt vỏ, cắt khúc 2,5 cm, chẻ làm đôi rồi ngâm vô thau nuớc pha muối với chanh hoặc giấm chừng 01 giờ cho hết chát.
Giấm bỗng và mắm tôm : thêm vào vài thìa nuớc nguội, quậy đều lọc lấy nuớc, bỏ bã;
Lá nghệ và lá lốt thái sợi;
Hành - tỏi - nghệ - ớt băm nhỏ cho vào chảo phi thơm, cho chuối vào xào sơ, sau đó cho thịt và luơn vào đảo đều, đổ nuớc sâm sấp rồi mới cho giấm và mắm tôm vaò, đậy vung om vừa lửa chừng 20 phút, khi chuối xanh chín mềm, nuớc trong nồi vàng sánh màu nghệ, nêm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và cho lá lốt, là nghệ thái sợi và ruợu vào trộn đều.

Món này ăn nóng với bánh tráng nuớng và vài xị ruợu (nguời Bắc ăn với cơm và bún)

Ẩm thực

Híc, thích ăn ngon nhưng mà chẳng biết nấu ngon, thôi thì cọp của chuyên gia vậy.
Món: TÔM RIM
Nguyên liệu :Tôm : 0,5 kg
Gia vị : hành củ, gừng, tiêu, 1/5 thìa cà phê bột điều, nước mắm 02 thìa canh, mật mía 01 thìa canh, mỡ nước 02 thìa canh, dầu hào 01 thìa canh
Cách làm :
Tôm : đem cắt bỏ nửa đầu, lột bỏ cục gạch và sợi chỉ đen;
Gừng và hành củ bóc vỏ, rửa sạch giã nhỏ;
Uớp tôm với tiêu, hành, gừng, nước mắm, mật mía, bột điều chừng 30 phút cho ngấm gia vị;
Phi thơm mỡ, cho tôm vào chiên sơ cho vàng rồi đổ nước sâm sấp, rim cho đến khi cạn nước thì cho dầu hào đảo đều cho sánh lại thì đuợc.
Note :Tôm rim không chọn con to vỏ ăn xáp khôngngon;
Nếu cảm thấy vỏ tôm hơi cứng thì đem ngâm với bỗng rượu, hoắc giấm gạo chừng 15 phút trước khi làm tôm;
Món tôm rim phải hơi mặn - ngọt thì vỏ mới dòn.
(Không có hình đâu vì chưa thực hành bao giờ cả, hi hi)

Bố ở nhà trông con

Dạo này bà Nhung về nên bố phải ở nhà trông Huy. Nhiều khi mình cứ trách chồng về cái tội mải chơi, không biết con ăn uống một ngày bao nhiêu cho đủ, ăn mấy bữa... Nhưng từ hôm bà Nhung về, thấy bố con nó chăm nhau cũng được nên mình yên tâm hơn. Đúng là mẹ thì thường hay lo lắng quá đâm ra không làm được việc gì cả.

Thứ sáu ngày 13, oái

Mọi người toàn ca thán về cái ngày thứ sáu ngày 13. Mình thấy chẳng có gì đáng kể cho cái ngày này cả. Bình thường như mọi ngày thôi.