Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Quả khế quả vàng.

Quả gì mà chua chua thế xin thưa rằng quả khế...

Photobucket

Khế có nguồn gốc từ Malaixia, tên hán là ngũ lãng tử, tên khoa học là : Averrhoer carambola line. Người tìm ra tác dụng của khế là 1 thầy thuốc người Arập tên là Averrhoer, nên cây khế được gọi bằng tên của ông. Theo ông, khế có thể chữa bệnh ngứa, viêm họng, ho, viêm tuyến nước bọt, đau khớp, làm thuốc ra mồ hôi, giảm mỏi mệt…

Theo y học cổ truyền: Quả khế vị ngọt tính bình, hơi mát. Quả chín thì hơi ôn có tác dụng sinh tán dịch, giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt, giải độc. Vỏ khế cũng có tác dụng làm thuốc nhất là với bệnh dị ứng, mẩm ngứa…

Theo kinh nghiệm dân gian thì khế là một thuốc lành được dùng rất rộng rãi và có tác dụng rất tốt với nhiều bệnh:

1. Dị ứng sơn ta:
Dị ứng với sơn ta khi tiếp xúc hoặc chỉ đi qua thôi, hoặc mới ngửi người đã mẩn ngứa, sưng đau thậm chí lở loét, chảy nước.

Cách dùng:
• Quả khế thái lát hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị dị ứng.
• Lá khế tươi một nắm, rửa sạch giã lấy nước uống.
với dị ứng sơn ta thì đây gần như là cách chữa hiệu quả nhanh, đơn giản đỡ tốn kém nhất.

2. Dị ứng với thời tiết (dân gian gọi là ma tịt) gây mẩn ngứa mày đay:
• Vỏ khế tươi (bỏ lớp vỏ ngoài) 50g sắc uống.
• Lá khế tươi sao nhẹ(dùng tay sao cho đủ độ không bỏng tay)xoa ngoài khi nguội lại sao.
Làm như vậy 2 đến 3 lần là sẽ khỏi.

3. Sởi ở trẻ nhỏ:
Lá khế tươi 20g, vỏ khế tươi(cạo vỏ)20g sao nhẹ rồi sắc cho trẻ uống. Khi sởi bay thì nấu nước lá khế cho trẻ tắm thì sẽ tráng được tái phát. (Nấu nước lá khế sôi rồi để ấm vừa tắm, không được pha nước lã).

4. Vết thương lở loét lâu khỏi:
Nấu nước lá khế đặc, rửa và thấm vào vết thương, ngày 2 đến 3 lần cho tới khi miệng lên da non (thời gian từ 3-5 ngày).

5. Chữa nước ăn chân :
Nướng khế xanh rồi cắt lát đắp đầy vào vết thương (không nóng hay nguội quá), ngày 2 lần (phải đắp 1 lần trước khi đi ngủ). Chú ý phải rửa chân sạch băng nước muối 9% trước khi đắp khế.

6. Chữa viêm bàng quang câp (đái nhắt, đái buốt, đái ra máu).
• Lá khế tươi 40-50g.
• Râu ngô hoặc rễ cỏ tranh hoặc mã đề tươi hoặc khô ( nếu tươi 200g, khô 400g) sắc uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này uống 2-3 lần đã có tác dụng.

7. Chữa bí đái:
Khế 1 quả, tỏi một củ giã nhuyễn đắp vào rốn khoảng 20 phút sau có kết quả.

8. Chữa ho (khan hoặc có đờm):
Hoa khế tươi tẩm nước gừng sao nhẹ: 20g, cam thảo bắc 40g. Sắc lấy nước uống 2-3 lần, có thể pha như trà uống dần. Nhớ uống nóng.

9. Viêm họng, rát họng:
Lá khế bánh tẻ tươi 40g, một chút muối. Giã nhỏ vắt lấy nước cốt ngâm và nuốt hoặc có thể nhai chút lá khế với vài hạt muối cũng có tác dụng tương tự.

10. Cảm nắng(còn gọi là cảm thử): Có triệu chứng sốt, khát nước, đau đầu. Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch giã vắt nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc quả khế già (chưa chín nhưng không non)
nướng qua sắc nước uống.
Lưu ý: Người bị đau dạ dày không nên uống khi đói.

11. Dành cho người bị ung thư:
• Khế tươi hoặc chín 500g, giã lấy nước bỏ bả thêm đường đủ ngọt, đun sôi.
• Chuối táo tây bỏ vỏ thái miếng, thêm cam(lấy tép), nho(bỏ hạt), đun nhỏ lửa thêm bột sắn dây vừa đủ, nấu ăn ngày 1-2 lần. Ăn khi còn ấm, có tác dụng hỗ trợ khi bệnh nhân ung thư bị sốt hoặc giảm được tác dụng phụ trong lúc hóa trị liệu.…

Dù ở thành phố hay nông thôn, nếu có điều kiện các ông bố, bà mẹ hãy trồng vài gốc khế, vừa đẹp lại vừa giúp bạn khi cần.


(Dược sỹ, Lương y Bùi Cửu Trường - Theo tạp chí Mẹ và Bé)

Không có nhận xét nào: