Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Cháu nuôi ông bằng "dây"

Buổi tối, cả nhà ăn cơm toàn phải nhắc Huy xúc cơm và ăn nhanh lên. Mỗi lần con ăn cơm thì mẹ mỏi hết cả mồm. Cu cậu chỉ chực ai nói hay hỏi gì là thao thao bắt chuyện, trình bày diễn giải tít mù quên cả việc xúc cơm. Ông thì động viên ăn nhiều ăn nhanh để mau lớn còn nuôi ông. Mẹ thì góp thêm vào là ông cứ chờ ít nhất 20 năm nữa, đến lúc đó cháu ra trường thì mới đi làm có tiền nuôi ông. Chẳng biết ông còn sống đến lúc đó ko nữa. Bố thì nghĩ cu Huy chắc chẳng hình dung ra lớn lên thì nuôi ông thế nào cả đâu nhỉ. Ấy thế mà sau một thoáng suy nghĩ, cu cậu bảo cháu lấy dây cháu nuôi ông. Cả nhà ngớ ra??? Mẹ à lên một tiếng, trời ạ, cả nhà có biết cháu lấy dây nuôi ông như nuôi... quay ko???

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Trung thu 2010

Tùng tùng tùng.....

Tiếng trống rộn rã khắp nơi báo hiệu một trung thu lại đến với các em nhỏ trên mọi miền tổ quốc. Hà Nội lại càng náo nhiệt hơn với những cảnh sắc lung linh, sặc sỡ của ánh đèn, nến và muôn vàn đồ chơi hấp dẫn khác. Tổ dân phố của mình cũng vậy, từ mấy hôm nay, ông tổ trưởng đã thông báo ngày tổ chức trung thu cho các cháu. Đứa nào cũng hồi hộp chờ đến đêm trung thu để thỏa mái thưởng thức màn trình diễn ca múa cây nhà lá vườn của bọn trẻ trong khu tập thể và mâm cỗ trung thu.

Phông của lễ trung thu:


Hậu trường các diễn viên nhí:

Chưa khai mạc nhưng khán giả nhí đã tập trung đông đủ và có những màn ngẫu hứng ủng hộ chương trình rất nhiệt tình (Huy đang nhảy điệu "Tự do", hihi...):


Màn hấp dẫn nhất buổi lễ đã đến. Ông địa và bà địa rất duyên dáng và uyển chuyển trong trang phục dân gian, tạo hình cho chú sư tử nhảy múa vui nhộn cùng một cái đuôi lúc nhúc trẻ con. Tiếng trống nổi lên và chú sư tử nhảy rất hăng, cái đuôi đến hồi cao trào tự nhiên đứt phựt, khán giả cười chảy cả nước mắt...

Các diễn viên và ca sĩ nhí của tổ cũng tỏ ra rất chuyên nghiệp với các bài hát múa vui nhộn sau một thời gian luyện tập hết sức nhiệt tình:


Trong khi chờ đợi tiết mục tiếp theo, khán giả nhiệt tình góp vui bằng những bài hát thiếu nhi vui nhộn, ai hát xong đều được các bà thưởng cho bim bim nên các cháu rất nhiệt tình tham gia lấn cả chương trình đã lên của ban tổ chức, hihi (Huy đang hát bài "Bắt Kim Thang", động viên mãi mà hát được có nửa bài, hát xong còn bảo "thôi đi" vì nghe khán giả ở dưới hát to hơn mình, ha ha ha....)

Cỗ trung thu thì đơn giản thôi, không cầu kì nhưng các bà các mẹ đều góp một tay chuẩn bị, mong các con có một buổi tối trung thu thật vui vẻ:

Các con sẽ nhớ mãi những buổi trung thu như thế này, hy vọng rằng đó sẽ là một phần hành trang của các con mang vào đời, đó là những kỷ niệm thật khó quên thời niên thiếu.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Người mẹ một mắt

Hôm nay mình đọc được một bài viết xúc động về một người mẹ hy sinh hết lòng vì đứa con trai duy nhất nhưng đứa con đó đã đối xử với mẹ như thể mẹ đem lại mọi điều bất hạnh cho mình vậy. Mình lưu lại ở đây, hy vọng rằng những người con khi đọc được thì hãy trân trọng những thứ mình đang có và biết ơn bố mẹ mình.

Người mẹ một mắt
(Dân trí) - Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.


Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.

Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

Đêm hôm ấy...

Tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời bỏ mẹ đến Bắc Kinh.

Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

“May quá, bà ấy không nhận ra mình” - tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó - một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

“Con trai yêu quí của mẹ!

Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc cho người chỉ biết sống vì tôi.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Giọng ca 10 tuổi tiếp tục mê hoặc lòng người

Tại vòng bán kết của chương trình 'America's Got Talent', cô bé lên 10 Jackie Evancho hoàn toàn chinh phục khán giả lẫn ban giám khảo khi thể hiện ca khúc nổi tiếng 'Time To Say Goodbye'.
> Giọng ca 10 tuổi gây xôn xao nước Mỹ

Hôm 1/9, Jackie Evancho mặc một chiếc váy màu xanh ngọc và tự tin đứng trên sân khấu đêm bán kết American's Got Talent trình diễn bài hát Time To Say Goodbye nổi tiếng của hai nghệ sĩ opera Andrea Bocelli và Sarah Brightman. Ngay sau khi kết thúc phần biểu diễn, khán giả trong hậu trường và ba vị giám khảo đã đứng dậy dành cho cô bé 10 tuổi tràng pháo tay kéo dài gần một phút.

Nữ giám khảo Sharon Osbourne đã gọi giọng ca của Jackie Evancho là một "món quà vô giá" và hy vọng cô bé sẽ có nhiều cơ hội với giọng hát trời phú của mình. Giám khảo Howie Mandel thì lại ví thí sinh nhỏ tuổi nhất của America's Got Talent 2010 giống như "một thiên thần tới từ hành tinh khác".

Jackie Evancho trong đêm bán kết "America's Got Talent" hôm 1/9. Ảnh: NBC.

Piers Morgan phát biểu: "Cháu biết không, Jackie. Ta đã làm giám khảo của America's Got Talent trong 5 năm với hàng nghìn thí sinh. Đa số phần biểu diễn là kinh khủng, một số tiết mục tương đối ổn, chỉ một vài thí sinh trở thành ngôi sao. Nhưng đêm nay, với phần trình diễn của mình, cháu thực sự là một siêu sao".

Gây ấn tượng bằng tài năng bẩm sinh của mình, Jackie Evancho đã lọt vào Top 10 thí sinh sẽ tranh tài vào ngày thứ tư (8/9). Sau khi gây ngạc nhiên cho ban giám khảo cũng như toàn bộ khán giả theo dõi chương trình với chất giọng soprano (giọng nữ cao) chuyên nghiệp khi thể hiện ca khúc opera O Mio Babbino Carotrong vòng ngoài, video của Jackie đã thu hút tới 3,6 triệu lượt người truy cập trênYouTube.

Tên tuổi của Jackie Evancho nhanh chóng vang xa trên khắp nước Mỹ và được dư luận quan tâm. Giọng hát và cách thể hiện của giọng ca 10 tuổi gợi nhớ đến hình ảnh của "thần đồng xứ Wales" Charlotte Church khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp.

Jackie Evancho được mệnh danh là "Susan Boyle nước Mỹ". Cô bé trở thành một hiện tượng âm nhạc lớn khi tham gia "America's Got Talent". Ảnh: theexpressionist.

Sau khi biết mình lọt vào bán kết, Jackie Evancho ngày ngày chăm chỉ tập luyện để chuẩn bị cho các vòng thi tiếp theo. Anh trai cô bé tiết lộ: "Nó tập hát suốt cả ngày và không hề nghỉ ngơi, dù là một lúc". "Susan Boyle nước Mỹ" cũng tâm sự, cô không hề run khi đứng trên sân khấu và mong giấc mơ làm ca sĩ sẽ trở thành hiện thực sau khi tham gia America's Got Talent.

America's Got Talent là chương trình tìm kiếm tài năng lớn nhất nước Mỹ được phát sóng trên kênh truyền hình NBC. Sau vòng sơ khảo, ban giám khảo và khán giả chọn lựa 24 thí sinh vào bán kết, sau đó là Top 10, Top 4 và người thắng cuộc. Đêm chung kết sẽ diễn ra vào ngày 8/9.

Xem clip của Jackie Evancho tại đây

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

10 nguy cơ mất an toàn cha mẹ cần dạy trẻ

Từ tuổi biết lật cho đến trước dậy thì, trẻ rất dễ bị tai nạn từ các sinh hoạt thường ngày bởi độ tuổi này chúng rất tò mò và chưa ý thức hết các mối nguy hiểm. Dưới đây là 10 nguy cơ chính mà phụ huynh cần hướng dẫn trẻ phòng tránh.

1. Tai nạn vì bị té ngã.

Võ não ở trẻ con còn mềm, do đó hiện tượng chấn thương sọ não khi té rất hiếm xảy ra. Bản năng tồn tại tự nhiên đã ban cho trẻ khả năng “ổn định” cần thiết sau mỗi khi té ngã. Do đó, trẻ ngã tự nhiên khi đi trên mặt đất hầu như vô hại. Tuy nhiên, tai nạn do té ngã, nhất là té cầu thanh và rơi từ trên cao, hiện nay chiếm tỉ lệ cao nhất về tai nạn trẻ em tại các bệnh viện nhi.

Người lớn cần giúp trẻ hiểu và tuyệt đối cẩn thận khi chuẩn bị đi lên xuống cầu thang, cách nắm tay vịn an toàn và cả cách tránh né người khác, giúp trẻ hiểu và biết cách phóng tránh tai nạn khi leo trèo, chạy xe đạp, tuột cầu thang...

2. Tai nạn vì bỏng

Các số liệu thống kê cho thấy, trẻ bị bỏng do chế biến thức ăn chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó là các vật dụng nóng bỏng từ hoạt động sản xuất. Khi bé bắt đầu biết lật và tập bò là bạn đã phải lưu tâm đến vấn đề này. Tuyệt đối để trẻ tránh xa các vật nóng như ống pô xe máy, nước sôi, canh nóng, dầu mỡ nóng…. Phần lớn trẻ bị bỏng là do bất cẩn hoặc sơ ý của người lớn, do đó bạn hãy luôn luôn tự hỏi “Để vật nóng như vậy trẻ có thể với đến được không?”.

Khi trẻ bị bỏng, bạn đừng sơ cứu tùy tiện (dùng kem đánh răng, nước mắm… để tưới hoặc đắp lên vết thương, vì làm vậy có thể bạn đã làm tổn hại thêm vết thương của trẻ). Tốt nhất nên tham khảo với bác sĩ một số cách sơ cứu với từng trường hợp bỏng cụ thể.

3. Tai nạn vì bị đè

Nguy cơ này cũng thường hay xảy ra, khi tập đi, trẻ có khuynh hướng tò mò, tìm hiểu, níu kéo mọi vật. Bạn cần lưu ý trẻ có thể bị đè bởi cái gối, chiếc tủ, ghế, quạt đứng, xe máy, mâm cơm…. Khi đó, tốt nhất chúng ta nên sắp xếp hoặc tạm ngưng dùng một số vật dụng trong nhà có thể đe dọa trẻ.

4. Tai nạn về điện

Trẻ tập đi thường đút tay hoặc vật nhọn vào ổ điện. Trước khi trẻ nhận thức được vấn đề nguy hiểm này, bạn cần di dời các ổ cắm nằm trong tầm với của trẻ, hoặc dùng băng dính bịt kín lại khi chưa thật sự cần sử dụng.

Bạn cũng nên giúp bé hiểu rằng không nên chạm vào các dây điện bị hở hoặc không được chơi/nhai dây điện. Bé cũng cần thực hành trước mặt bạn nhiều lần các động tác cắm và rút chuôi điện đúng cách, không được chạm vào các vật có điện khi tay ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt, cần tránh xa các dây điện bị đứt cũng như những bình điện có gắn bảng “Nguy hiểm” - “Điện cao áp”….

5. Tai nạn từ các trò chơi

Những trò chơi của trẻ (đôi khi có sự cho phép của người lớn) cũng tiềm ẩn những tai nạn thương tâm. Các trò tung hứng con của các ông bố (làm rơi, gây lồng ruột hoặc rung/lắc mạnh gây chấn thương não bộ của trẻ), cho trẻ ngồi chơi ở lan can lầu để trẻ bị rơi. Cho trẻ ngậm đồng xu hoặc các vật tròn, nhọn để trẻ bị xóc hoặc nuốt vào thực quản. Để trẻ nhét vào mũi hoặc tai các vật nhọn. Nguy hiểm nhất là để trẻ tự chơi mà không có sự giám sát phù hợp của người lớn.

Trẻ cũng có thể bị ngạt khi chui đầu vào túi nylon, tủ đựng quần áo, tủ lạnh lớn…; hoặc bị ngộ độc khi cho vào miệng xà phòng, sữa tắm, kem đánh răng, mỹ phẩm, hóa chất, pin trong đồ chơi…; hoặc trẻ tự làm hại mình bằng các vật sắc/nhọn…. Bạn cần loại trừ tất cả các trường hợp tương tự mà bạn đã nghĩ ra.

Ngoài ra, trẻ còn thường gặp phải “sự cố” khi chơi với vật nuôi trong nhà. Các vết cào, cắn của động vật cần được xử lý kịp thời theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

7. Những hiểm họa từ nước

Bạn cần đậy kín hồ chứa nước, lu, thùng, xô, thau.., xả hết nước trong bồn tắm khi không sử dụng. Không cho trẻ nhỏ chơi nghịch gần nơi chứa nước hoặc có nước nguy hiểm.

Nếu có thể hãy cho trẻ đi học bơi vào dịp hè, sớm cho trẻ nhận biết những nguy cơ từ những dòng suối, sông hay ao hồ gần nhà. Với trẻ đã biết bơi thì nên dạy trẻ cảnh giác khi bị chuột rút, nước quá lạnh, bơi giữa trưa nắng, hiện tượng xoáy nước và trôi dạt ở bãi biển, va chạm bờ đá, những nơi không biết rõ độ sâu…

7. Cách đối phó khi xảy ra cháy

Người lớn hãy tổ chức chơi “diễn tập” nhiều lần với bé để hình thành phản xạ xử trí phù hợp khi gặp cháy. Cha mẹ nên tạo ra nhiều tình huống để bé lựa chọn phương án hợp lý nhất như, cách báo động cháy hiệu quả và nhanh nhất? Cách đối phó khi quần áo bị cháy (nằm xuống đất, cuộn tròn/lăn người). Trong các đám cháy, người ta chết vì khói nhiều hơn chết vì nóng. Do đó, cần hướng dẫn trẻ cách dùng khăn (có nhúng nước càng tốt) để thở khi có cháy. Hãy dùng “câu đố” để bé tìm lối nào để thoát hiểm nhanh nhất; Phải làm gì khi tay nắm mở cửa quá nóng? (không nên mở cửa ấy vì lửa sẽ lan nhanh vào); Nếu không tìm ra được vải để thở thì sao? (hãy cúi thấp người chạy qua vùng khói ấy)….

Với trẻ lớn hơn cần hướng trẻ quy trình xử trí khi cháy như báo động cháy, cúp cầu dao điện, báo cảnh sát chữa cháy….

8. Làm gì khi trẻ bị lạc

Bạn hãy dạy bé nhớ rõ tên họ của mình và bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại của những người thân. Ngoài ra bạn cũng nên dạy trẻ cách băng qua đường, cách hỏi đường và cùng thực hành những điều ấy với trẻ. Bạn cũng nên hướng dẫn trẻ nhận biết các đền chùa, nhà thờ, trường học, đồn cảnh sát… để xin giúp đỡ khi bị lạc đường.

9. Hướng dẫn khi trẻ ở nhà một mình

Bạn cần hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để chúng biết tự xoay xở khi không có bạn. Nên viết những hướng dẫn đó ra giấy rồi dán ở những nơi trẻ thường xuyên nhìn thấy. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại bàn và ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến.

Dạy trẻ không bao giờ mở cửa khi ở nhà một mình, không để người lạ biết chỉ có một mình trẻ ở nhà.

10. Tránh những nơi tụ tập đông người

Rất nhiều tai nạn chết người do giẫm đạp lên nhau mà người lớn nhiều khi cũng nên tránh xa. Hãy giúp trẻ hiểu được các hiểm họa từ các cuộc xung đột của người lớn; Những khi lên xuống cầu thang ở trường học, rạp hát, siêu thị…; Các lễ hội, hành hương, hội chợ…;

Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con cách đối phó khi gặp người lạ ngoài đường, hãy thét to và bỏ chạy khi nhận thấy dấu hiệu xâm hại tình dục, không la cà ở nơi cộng cộng hoặc đường vắng vẻ, cho bố mẹ biết địa chỉ và số điện thoại những nơi con sẽ có mặt (sinh nhật, họp lớp, học nhóm, học thêm…), không đi một mình với ai nếu chưa được phép của bố mẹ (kể cả người đó là trẻ con hoặc đó là những người bạn thân của mình hoặc của gia đình mình, nếu con có cảm giác lo lắng), cách đối phó khi bị bắt nạt, những điều cần giữ bí mật khi lướt net và chat….

Lê Huỳnh - Trưởng bộ môn Giáo dục kỹ năng sống

Trung tâm đào tạo huấn luyện viên võ thuật Việt Nam

Những chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm

Tại sao không nên ăn trứng sống? Tại sao uống sữa tươi lại bị đầy bụng? Dưa chuột chỉ nên thái trước khi ăn?... Bạn sẽ tìm thấy lời giải qua những dẫn chứng khoa học dưới đây.

Lương thực, thực phẩm bổ dưỡng thì ai cũng biết nhưng ít người để ý đến các chất phản dinh dưỡng trong một số thực phẩm. Nếu không chú ý loại trừ nó thì chẳng những ăn vào không bổ, mà còn có hại cho cơ thể.

Các chất phản dinh dưỡng có nhiều loại: có chất thì ngăn cản cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, có chất thì phá hủy vitamin, có chất gây độc thậm chí có thể làm chết người. Ở một số thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, người ta đã tìm thấy có những chất phản dinh dưỡng ấy:

Những chất làm giảm hấp thu protein

- Trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein. Người ta cho rằng đó là do quy luật sinh tồn, giúp bảo vệ mầm sống trong trứng đang hình thành.

Nếu chúng ta ăn trứng sống, không chỉ khiến đầy bụng, khó tiêu mà còn ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa...

Do chất kháng men tiêu hóa antitrypsin này cũng là một protein nên dưới tác dụng của nhiệt độ cao, nó sẽ mất hoạt tính kháng protein. Vậy nên, khi trứng chín hẳn, cơ thể lại hấp thu bình thường.

- Trong sữa tươi cũng có chất kháng men tiêu hóa protein. Do đó có một số người ăn sữa tươi đầy bụng lâu tiêu, nhưng ăn sữa đã qua chế biến (sữa đun sôi, sữa hộp, sữa bột) thì không sao.

- Trong hạt một số loại cây, nhất là cây họ đậu cũng có những chất phản dinh dưỡng. Các chất này là để bảo vệ phôi mầm chống lại tác động xấu của môi trường xung quanh. Bản chất hóa học của nó cũng là một loại protein, người ta đã chiết xuất và kết tinh được.

Chính vì thế nếu ăn sống các hạt lạc, đậu ván, đậu Hà Lan, đậu tương... sẽ giảm khả năng hấp thu protein của cơ thể. Các chất phản dinh dưỡng này còn ngăn cản hấp thụ pipit, gluxit và làm tiêu hóa khó khăn. Nhưng các hạt đó đem đun nấu chín thì các chất phản dinh dưỡng bị phá hủy và hệ tiêu hóa lại có thể hấp thu tốt.

Những chất làm hỏng vitamin

- Trong cá sống có một chất kháng vitamin B1 (pyrithiamin). Thí nghiệm trên mèo và chó cho thấy nếu chúng ăn cá sống một thời gian dài thì đều có hiện tượng bị thiếu vitamin B1 nghiêm trọng nhưng nếu ăn cá chín thì không sao cả.

Như vậy nếu ai hay gỏi cá sống thì không những mất vệ sinh mà còn có thể bị thiếu vitamin B1.

- Trong trứng sống còn có một chất nữa gọi là avidin. Khi ăn vào nó sẽ kết hợp với vitamin H (còn có tên biotin) thành phức chất avidin-biotin làm cho cơ thể bị thiếu vitamin H. Nhưng nếu trứng đun nấu từ 80oC trở lên thì chất avidin sẽ bị phá hủy.

- Trong một số loại rau như bắp cải, bầu bí, dưa chuột... có một men phá hủy axít ascocbic (vitamin C) gọi là ascocbioxyđaza. Nếu thái dưa chuột thành miếng chưa ăn ngay để ngoài khí trời một lúc lâu thì vitamin C sẽ bị mất hết. Rau bắp cải thái vụn để lâu mới nấu cũng bị mất hết vitamin C do bị men nói trên oxy hóa.

Cản trở hấp thụ chất khoáng

Một số rau quả như khế, chua me... có hàm lượng axit oxalic khá cao. Axit oxalic và các muối hòa tan của nó cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể.

Thiếu niên đang tuổi dậy thì, trẻ em còi xương cơ thể đang cần tới nhiều canxi thì không nên ăn khế, chua me...

Những người bị sỏi thận loại sỏi canxi oxalat cũng không nên ăn nhiều các loại rau quả này.

Những người có thời gian đông máu kéo dài do thiếu canxi cũng không nên ăn thực phẩm có nhiều axit oxalic và các muối của nó.

- Trong một số rau thuộc họ cải (bắp cải, củ cải, cải bẹ...) có một số chất kháng tuyến giáp trạng. Chúng thuộc loại chất đường phức hợp (glucozit). Khi ăn vào cơ thể dưới ảnh hưởng của các men, chất glucozit bị phân hủy tạo ra các chất thioxyanat và izothioxyanat cản trở việc kết hợp iốt của tuyến giáp trạng. Nhưng nếu các rau này đem nấu chín, chất kháng giáp trạng sẽ bị phân hủy.

Những người bị bệnh bướu cổ do ăn uống thiếu iốt thì không nên ăn rau sống (ăn ghém, món ăn tươi trộn dầu giấm...) các rau củ họ cải. Nếu ăn chỉ ăn chín.

Và chất độc hại

- Ở măng tươi và sắn tươi có một loại glucozit khi gặp nước, axit, hoặc men tiêu hóa sẽ giải phóng ra axit xyanhydric (công thức hóa học HCN) ở thể tự do. HCN là một chất độc rất hay gây ngộ độc ở những người ăn nhiều sắn mà dân gian gọi là "say sắn".

HCN tập trung nhiều ở vỏ sắn, là chất dễ hòa tan vào nước, dễ bay hơi. Muốn ăn sắn không say khi chế biến sắn phải bóc hết lớp vỏ dầy, cắt khúc đem ngâm nước, khi sôi mở vung...

- Trong quả cà chua xanh và củ khoai tây có chứa một chất ancaloit có tên là solanin. Ở củ khoai tây thì solanin chỉ tập trung nhiều ở vỏ và nhất là mầm khoai (ở thịt củ có rất ít) dễ gây ngộ độc cho người ăn.

Để tránh bị ngộ độc solanin không ăn cà chua xanh. Ăn khoai tây cần gọt hết vỏ, khoét bỏ hết chân mầm rồi mới ngâm rửa, chế biến. Nếu củ khoai đã mọc nhiều mầm thì bỏ đi, không nấu ăn.

Theo B.S Định Vũ Ykhoa.net

Mã vạch một số nước

Phân bit da vào 3 ch s đu trên mã vch:

Trung Quốc: 690, 691, 692

Đài Loan 471

Mỹ & Canada: 00~09

Pháp 30~37

Đức 40~44

Nhật 49

Anh 50

Quan niệm cuộc sống

Quan niệm cuộc sống khác nhau giữa người phương Tây và phương Đông. Chúng ta hãy cùng xem nhé:

Bữa ăn mỗi ngày

Cách sống

Cuộc sống của người già

Du lịch

Giải quyết vấn đề

Giao thiệp

Khuynh hướng

Phố phường

Phương tiện giao thông

Quan điểm

Sếp

Tâm trạng và thời tiết

Tiệc tùng

Tức giận

Thời gian

Trẻ em

Trong nhà hàng

Xếp hàng