Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

Lớp học của Huy

Lớp nhà trẻ của Huy có 27 bạn tất cả. Trong đó, mẹ chỉ biết tên một số bạn, một số bạn thì gặp mặt ko biết tên, có bạn Phước, Hải Yến, Hải Anh... Gọi là cùng lớp nhưng do có bạn sinh đầu năm bạn sinh cuối năm nên trông có bạn còn bé lắm. Huy có lẽ là loại lớn ở lớp vì sinh đầu năm mà. Có điều, sau gần 3 tháng đi học thì Huy là bạn duy nhất khóc khi đến lớp (hic, mẹ hơi buồn). Đi học về thì ngoan, ko quấy như buổi sáng lúc chuản bị đi học. Tuần này đi học thì khá hơn, ko quấy nhưng cũng vẫn còn mè nheo.

Hôm vừa rồi, tết Trung Thu ở lớp, các bác chụp và gửi ảnh cho các cháu cho bố mẹ, mẹ đưa lên đây này:


Photobucket


Còn đây là hình ảnh các cháu học hát:


Photobucket

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Thư gửi người sắp lớn (Sưu tầm)

Thư gửi người sắp lớn


Rồi con sẽ gặp một tình huống mà bất cứ những phụ nữ nào cũng phải gặp, đừng sợ đừng e ngại đừng bối rối đừng lo lắng con nhé, nó sẽ đến mà không báo trước...

Thư được viết tay, bằng bút mực, bỏ vào phong bì dán kín, bên ngoài có dòng chữ “Con sẽ mở ra khi nghĩ mình muốn làm người lớn nhé”.

Ngày tháng năm,

Con gái thương của bố,

Bố nghĩ rằng con sắp làm người lớn, làm người lớn sẽ có nhiều vui buồn bâng khuâng lo toan vất vả, nhưng cũng thú vị và không thể tránh được. Con sẽ có những thay đổi tâm lý, sẽ suy tư hơn, sẽ tự hỏi về mình và về mọi việc quanh mình, sẽ mất dần sự hồn nhiên trẻ thơ, sẽ thích điều trước đây chưa bao giờ thích và sẽ ghét điều trước đây chưa bao giờ ghét. Barbie sẽ trở thành kỷ niệm và Teddy sẽ trở thành vật trang trí. Vậy đó, nghe kỳ cục nhưng nó là vậy đó.

Bố muốn kể con nghe câu chuyện về đoá hoa hướng dương, loại hoa mà con rất thích, trước khi đoá hoa hướng dương nở tươi đón nhận ánh sáng mặt trời và rực rỡ khoe cánh lung linh, đoá hoa đã phải trải qua giai đoạn chồi-nụ-nứt-bung, mỗi một giai đoạn như thế, có lẽ đoá hoa cũng ngỡ ngàng, bối rối và có một chút lo lắng.

Con cũng thế, con gái cưng của bố ạ, một đêm thức dậy, con sẽ thấy ngực mình nhức nhức, mùi mồ hôi mình khang khác, bên ngoài cửa sổ phòng con nắng sẽ lung linh hơn, con nhạy cảm hơn với tiếng động ánh sáng và có thể con sẽ khó chịu với tiếng nước róc rách.

Khi điều đó đến, hãy vui con nhé, vì con đang bước một bước đầu tiên vào thế giới người lớn.

Con sẽ xinh hơn, tóc con sẽ mượt mà hơn, sẽ lớn nhanh hơn, quần áo sẽ chật và ngắn nhanh hơn, con sẽ thích thích ghét ghét nhớ nhớ vui vui... chợt đến chợt đi... hãy tiếp tục viết nhật ký, ghi lại suy nghĩ tình cảm của mình như con vẫn làm nhiều năm nay, bé cưng nhé!

Rồi con sẽ gặp một tình huống mà bất cứ những phụ nữ nào cũng phải gặp, đừng sợ đừng e ngại đừng bối rối đừng lo lắng con nhé, nó sẽ đến mà không báo trước, trong lúc con ngủ, trong khi con học, trong lúc con chơi, trong khi con cười...

Con có nhớ quảng cáo của “Xì Tin” không, đó là lúc con sẽ sử dụng rồi đấy, chuẩn bị sẵn một cái trong cặp, hoặc trong phòng tắm của con, hoặc trong ngăn tủ bí mật của con, sẽ cần đến nó, bố nghĩ rằng con biết cách sử dụng, nếu không biết, hãy mạnh dạn hỏi, con nhé.

Trường hợp đó, khoa học gọi là chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tháng xảy ra một lần, kéo dài khoảng bốn ngày, trong thời gian đầu của con, sẽ không đều đặn, tháng có tháng không, khi nhiều khi ít, tất cả những điều đó là bình thường, con ạ.

Con sẽ thấy một ít (hoặc nhiều hơn một ít) màu khác ở đáy quần lót, bố tin rằng không phải vì con té ngã hoặc vì con sâu chui vào, đó chỉ là dấu hiệu cho thấy bé cưng của bố đang bắt đầu làm thiếu nữ. Khi điều đó xảy ra, con chỉ cần vào phòng vệ sinh, thay quần lót, rửa cái hoa, lắp băng vệ sinh loại mỏng vào đáy quần, mặc lại vào, thế thôi, đơn giản, khi con bước ra khỏi phòng vệ sinh, hít một hơi dài, ngẩng mặt lên, ưỡn vai ra và mỉm cười “mình đã là người lớn”.

Tất cả những điều đó là bình thường, con đừng quá sợ và quá lo lắng nhé, bố chỉ có thể nói với con là “chào mừng con vào thế giới người lớn”.

Bố yêu thương con thật nhiều, bây giờ và mãi mãi về sau.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2008

Cảm nhận sự khác biệt thú vị

Bài này đọc được trên Dân trí, ngẫm có cái thú vị. Ghi lại đây để có lúc nào cần có thể tìm lại.

Những bức hình dưới đây được thiết kế bởi Liu Young, một sinh viên Trung Quốc theo học tại Đức. Những góc nhìn tuy không mới nhưng vẫn khá bất ngờ và thú vị về sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây.


Trong 36 bức hình của mình để lột tả những sự khác biệt giữa “Đông” (tạm dùng từ này) và “Tây”, có vẻ như Liu Young đã nhận thấy rằng người phương Đông có nhiều thói khác biệt người phương Tây như “Đông” thường trong bụng rất tức giận nhưng bên ngoài vẫn thơn thớt cười nói, khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó thường rất vòng vèo và hay làm mọi việc rối tung lên, khi phải xếp hàng thì vô tổ chức như cái chợ vỡ… trong khi "Tây" thì ngược lại.

Tuy nhiên, có một ưu điểm gần như là duy nhất của “Đông” so với "Tây" được Liu Young chỉ ra là dù thời tiết mưa nắng thế nào thì "Đông" vẫn luôn lạc quan hơn "Tây"!

Dù sao, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân Liu Young mà thôi, nhưng chúng ta vẫn có thể cùng chia sẻ và suy ngẫm xem sao.

(Màu xanh tượng trưng cho phong cách phương Tây; Màu đỏ tượng trưng cho phong cách phương Đông)

Quan điểm:

Photobucket

Cách sống:

Photobucket

Giải quyết vấn đề:

Photobucket

Sếp:

Photobucket

Giao thiệp:

Photobucket

Khi tức giận:

Photobucket

Khi xếp hàng đợi:

Photobucket

Đúng giờ:

Photobucket

Tiệc tùng:

Photobucket

Trong nhà hàng:

Photobucket

Phố phường ngày chủ nhật:

Photobucket

Du lịch:

Photobucket

Khuynh hướng:

Photobucket

Ba bữa mỗi ngày:

Photobucket

Phương tiện giao thông:

Photobucket

Tâm trạng và thời tiết:

Photobucket

Vị trí của trẻ em:

Photobucket

Cuộc sống của người già:

Photobucket

Cô giáo MN lớp Huy bị nghi ngờ đánh học sinh

Tuần trước, bố đưa Huy đi học nên mẹ ko để í. Đến khi cô giáo có giấy mời họp thì mới tá hỏa là cô giáo lớp Huy bị nghi ngờ đánh học sinh. Sự thật thế nào thì vẫn còn tranh cãi lắm. BGH nhà trường thì cho biết hoàn toàn bị sốc khi đọc bài báo trên báo Đời sống và Pháp luật. Đa số phụ huynh các cháu lên tiếng đều ủng hộ nhà trường và tin tưởng vào các cô. Mong BGH mau chóng giải quyết sự việc và đưa các cô trở lại lớp. Vì các bậc phụ huynh biết rằng con cháu mình đã quen với các cô vài tháng nay rồi. Mọi người trong nhà lo lắng lắm, sợ rằng nếu đó là sự thật thì thật khổ cho con. Tháng 9 là tháng thứ hai con đi học nhưng khóc nhiều lúc đến lớp, đòi về, miệng luôn nói "ko đi cô giáo", ăn uống cũng kém hơn tháng trước.

Báo Đời Sống và Pháp luật thì theo lời kể của gia đình nạn nhân, đọc mà rùng mình:

Trường mầm non Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng (Hai bà trưng - Hà Nội): Một cháu bé 32 tháng tuổi phải nhập viện vì bị cô giáo đánh
Thứ Ba, 30/09/2008-2:35 PM

Sau khi đón con về nhà, thấy bé Tuệ quấy khóc và bỏ ăn, khi cởi quần áo thay cho bé, chị Thu phát hiện ở hai bên đùi và phía dưới bắp chân cháu có chi chít các vết cào xước đỏ, rớm máu. Vài ngày sau, bé có nhiều biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật mê sảng la hét và luôn miệng kêu "sợ... sợ" và "đánh...đánh". Khi có tiếng động mạnh, hoặc gặp người lạ... tức thì toàn thân cháu co dúm lại, mắt trợn to vì sợ hãi, hai bàn tay nắm chặt, nghiến răng gồng mình lên la hét. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc đến hai từ "đến lớp" là y rằng biểu hiện sợ sệt của cháu lại lặp lại như trên. Theo chẩn đoán của BS Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế), nguyên nhân gây ra là do: "cơn hoảng sợ, sốt rất có nguy cơ" và "trẻ bị streess sau đi nhà trẻ (do bị cô giáo phạt), nên có nhiều cơn co cứng, rùng mình...".

Theo trình bày của chị Hoàng Thị Thu, nhà ở số 74, tổ 17, đường 158, phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội): Như thường lệ, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 24.9, chị Thu tới trường mầm non Lê Quý Đôn tại 9B Lê Quí Đôn (quận Hai Bà Trưng) đón con là bé Lê Hoàng Phúc Lộc Tuệ (sinh năm 2006). Sau khi đưa bé về nhà, thấy cháu khóc, quấy và bỏ ăn, đặc biệt khi cởi quần áo thay cho cháu, chị Thu phát hiện ở hai bên đùi và phía dưới bắp chân cháu có chi chít các vết cào xước đỏ, rớm máu (giống như vết cào của bàn chải giặt). "Tá hoả tam tinh", chị gặng hỏi bé Tuệ. Bằng ngôn ngữ và cử chỉ của bé cho thấy, đang trong giờ ăn trưa tại lớp, do mắc tiểu, bé Tuệ đã "bĩnh" tại chỗ và liền sau đó bị cô giáo dùng bàn chải (loại giặt quần áo) chà xát và cọ mạnh nên đã tạo ra những vết hằn xước trên. Ngoài ra, cháu Tuệ còn cho biết, cô giáo "phạt" bằng cách... "cốc" vào đầu!.

Tiếp tục theo dõi con vài ngày sau, chị Thu càng thấy bé Tuệ có nhiều biểu hiện bất thường, ngoài việc bỏ ăn, quấy khóc cháu còn sốt cao, trong khi ngủ cháu luôn bị mê sảng, thảng thốt la hét khi ngủ và luôn miệng kêu "sợ...sợ" và "đánh...đánh". Nhất là khi có tiếng động mạnh, hoặc gặp người lạ... tức thì toàn thân cháu co dúm lại, mắt trợn to (biểu hiện của sự sợ hãi), hai bàn tay nắm chặt, nghiến răng gồng mình lên la hét. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc đến hai từ "đến lớp" là y rằng biểu hiện sợ sệt của cháu lại lặp lại như trên. Do sốt ruột không hiểu bệnh tình của con ra sao, ngày 26.9, gia đình chị Thu đã đưa con tới Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế), sau khi dùng phương pháp điều trị, điện tâm đồ não, BS Thanh Hương đã kết luận nguyên nhân: "do cơn hoảng sợ, sốt rất có nguy cơ" và "trẻ bị Streess sau đi nhà trẻ (do bị cô giáo phạt), nên có nhiều cơn co cứng, rùng mình...". Sau khi rời Bệnh viện Nhi TW về, bé Tuệ vẫn sốt li bì, đêm 27.9, thấy thể trạng sức khoẻ của cháu ngày một yếu, gia đình tiếp tục đưa cháu vào cấp cứu tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Sanh - pôn (Hà Nội) và nằm điều trị cho tới nay. Sáng hôm qua, ĐS&PL đã tới Bệnh viện Sanh - pôn, tại đây bé Tuệ vẫn có những biểu hiện giống như lời kể của mẹ cháu ở trên.

Được biết, trước đó, bé Tuệ có rất nhiều khả năng đặc biệt, 29 tháng tuổi mới biết nói, nhưng khi bắt đầu nói được câu đầu tiên thì cũng là lúc cháu đọc được một số chữ trên chương trình tivi và đếm được hàng loạt các dãy số tự nhiên (từ 1 đến 99). Trao đổi với ĐS &PL, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, cán bộ nghiên cứu Trung tâm giáo dục chuyên biệt (thuộc Viện KHGDVN - Bộ Giáo dục & Đào tạo), mới đây Trung tâm vừa phát hiện khả năng đặc biệt của cháu Tuệ và cho biết, hiện cháu đang nằm trong quá trình hỗ trợ của trung tâm. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của PV, việc bé Tuệ bị "sốc" vì những nguyên do nêu trên có ảnh hưởng gì tới việc phát triển tâm lý cũng như việc nghiên cứu những khả năng đặc biệt của Trung tâm, bà Hoa đã không bình luận thêm vấn đề này.


Để tìm hiểu rõ sự việc trên, sáng hôm qua (29.09), ĐS&PL đã tới trường mầm non Lê Quý Đôn, tại đây bà Phạm Tố Loan, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Bản thân bà vừa được lãnh đạo phường thông báo sự việc nghiêm trọng trên, ngay lập tức bà Loan đã triệu tập một cuộc họp khẩn, xem xét thực hư nội dung đã phản ánh. Tuy nhiên bà Loan đã phủ nhận việc bé Tuệ bị đánh: "việc rất ít có thể xẩy ra" bởi gia đình cháu Tuệ là "hàng xóm quen biết, nên phần nào sẽ quan tâm hơn". Đặc biệt, trước khi vào học, theo phản ánh của cô giáo phụ trách lớp, bé Tuệ sức khoẻ yếu, có nhiều biểu hiện của bệnh tự kỷ. Lý giải về việc cháu có bị cô giáo "phạt" cùng các vết cào xước trên cơ thể, hai cô giáo trực tiếp phụ trách lớp là Nguyễn Thị Sinh (người bị tố giác là đánh cháu Tuệ) và cô Phạm Minh Tâm cho biết: Ngay sáng hôm qua, khi hay tin, giáo viên đã vào nhà bé Tuệ và phát hiện trong giỏ đồ chơi của cháu có 01 chiếc bàn chải giặt, "rất có thể trong lúc chơi cháu đã tự cầm chiếc bàn chải này chà xát lên người và gây ra vết xước trên..." - cô Tâm cho biết. Không đồng tình với cách giải thích này, chị Thu (mẹ của bé Tuệ) cho rằng là "thiếu thuyết phục" và "không bao giờ tự bé Tuệ làm... mình đau...".

Việc có hay không bé Tuệ bị cô giáo phụ trách lớp đánh và gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như trên, phụ huynh có con em đang theo học tại đây rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm làm sáng tỏ sự việc. ĐS &PL tiếp tục chuyển thông tin tới bạn đọc những diễn mới của việc này.


Còn báo An ninh thủ đô thì viết theo những điều tra cụ thể:

Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng:

“Không có cơ sở khẳng định giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn đánh học sinh”

(ANTĐ) - Báo An ninh Thủ đô nhận được đơn của chị Hoàng Thị Thu, trú tại tổ 17, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng tố cáo giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng đã đánh con chị là cháu Lê Hoàng Phúc Lộc Tuệ (32 tháng tuổi) bị thương tích. Cháu Tuệ vẫn đang trong tình trạng sốt cao, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn...

Trong đơn, chị Thu cho biết: “Trưa 24-9, tôi đến trường đón con thì cô giáo Tâm nói hôm nay cháu Tuệ đái từ tường ra tận ngoài cửa. Về đến nhà, cháu òa khóc và kêu đau chân. Tôi cởi quần cháu ra, phát hiện hai bên đùi và dưới bắp chân cháu có các vết cào xước, rớm máu giống như vết cào của bàn chải giặt.

Tôi gặng hỏi, cháu mới nói là bị mẹ Sinh (cô giáo Sinh) đánh và cháu nói là do bàn chải và làm động tác ra hiệu việc cô giáo Sinh đánh bằng cách đưa tay từ đùi xuống chân. Tôi hỏi mẹ Sinh còn đánh chỗ nào nữa thì cháu đưa tay chỉ lên đầu và trán. Sau đó, tôi cho cháu ăn nhưng cháu chỉ ăn một ít rồi ho và nôn, luôn mồm nói “Sợ, sợ, đánh, đánh!”.

Đêm hôm đó, cháu thức giấc với tâm trạng không bình thường, tiếp tục ho và nôn”... Lo lắng về sức khỏe và tâm lý hoảng sợ bất thường của con, ngày 26-9, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Sau khi tiến hành điện não đồ cho cháu, bác sỹ cho biết cháu bị stress rất nặng, phải uống thuốc bổ não và trợ tim. Sau đó, cháu lại bị sốt cao và tiếp tục được đưa đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn.



Giờ học hát của học sinh trường Mâm non Lê Quý Đôn

Đến 28-9, gia đình cho cháu nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn. Qua sự việc trên, gia đình rất bức xúc về hành vi của giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn.

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của cháu Tuệ, chiều 3-10, phóng viên ANTĐ đã trao đổi với bác sỹ Nguyễn Trung Thành - Trưởng khoa Tăng cường nhi, Bệnh viện Xanh Pôn và được biết: Cháu Tuệ nhập viện lúc 22h30 ngày 28-9, lý do ho và sốt cao.

Cháu ho đã 3 tuần trước khi vào viện, đã khám bác sỹ nhiều lần, được chẩn đoán viêm họng, cho uống Erythromyxin 5 ngày, uống Omnicef 7 ngày nhưng 3 ngày trước khi vào viện cháu sốt cao trên 39 độ và ho nhiều hơn. Về tình trạng lúc vào viện: Trẻ tỉnh táo, ho nhiều, sốt 39 độ 7, trên da không có vết cào xước... không có dấu hiệu hốt hoảng, kích thích, không co giật. X-quang tim phổi: Có hình ảnh viêm phổi 2 bên; khám tai mũi họng: Amydal viêm cấp có mủ.

Về tiền sử: Cháu đã bị sốt cao co giật, đã nằm điều trị nhiều lần tại Bệnh viện Xanh Pôn vì viêm phổi, hiện nay đang theo dõi và điều trị động kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chẩn đoán cuối cùng: Viêm phổi, viêm Amydal cấp mủ. Tình trạng hiện nay: Tỉnh táo, ăn uống được, còn sốt nhẹ, Amydal hết mủ, phổi hết ral.

Còn ông Nguyễn Như Thắng - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) quận Hai Bà Trưng cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên, đơn vị đã họp và cử cán bộ đến trường Lê Quý Đôn để điều tra, yêu cầu đồng chí Hiệu trưởng, giáo viên có báo cáo tường trình sự việc.

Bên cạnh đó, Phòng đã có báo cáo sơ bộ sự việc với các cơ quan chức năng của quận, đồng thời thành lập tổ công tác triển khai các công việc tiếp theo, cụ thể làm việc với lãnh đạo Khoa Tăng cường nhi - Bệnh viện Xanh Pôn và khoa này đã có giấy xác nhận và thông báo về tình trạng sức khỏe của cháu bé. Đơn vị đã gửi giấy mời bà Hoàng Thị Thu (mẹ cháu Tuệ) đến trụ sở Phòng GD&ĐT của quận để trao đổi làm rõ sự việc nhưng bà Thu không đến.

Ngày 3-10, tổ công tác đã họp và tổng hợp toàn bộ kết quả các công việc đã triển khai. Như vậy, với các tài liệu thu thập được, Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng nhận thấy: Không có cơ sở khẳng định giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn có hành vi đánh cháu bé.

Ngay trong chiều 3-10, Phòng GD&ĐT đã có báo cáo gửi lãnh đạo Quận ủy và UBND quận Hai Bà Trưng về vấn đề trên.

Trước sự việc trên đề nghị cơ quan chức năng làm rõ để gia đình chị Hoàng Thị Thu và trường Mầm non Lê Quý Đôn yên tâm.