Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Hôm nay Huy đi học ngoan lắm

Sáng nay Huy đi học ngoan lắm ạ, không khóc nhè và tự động chạy vào lớp. Mẹ thấy vui và hãnh diện vì con đã tiến bộ nhiều. Đợt này dù bị ho và khò khè nhưng Huy vẫn tích cực đi lớp lắm. Huy cũng đã biết kể chuyện ở lớp cho mẹ nghe theo gợi ý của mẹ.

Bây giờ Huy được 32 tháng rồi. cân nặng thì vẫn cứ tầm 13,5kg thôi. Nói thì nhiều kinh khủng bố mẹ phát mệt vì trả lời con. Nhưng chưa biết cách diễn đạt ý dài, nếu phải giải thích gì dài dài là cậu nói liên thiên, chẳng ai có thể hiểu được hết. Mong sao con khỏe mạnh, đi học ngoan và phát triển thật tốt.

Huy về quê nội giỗ ông nội 22-25/11

Mẹ chẳng mang máy ảnh nên ko chụp được tấm hình nào cả. Đi từ HN tại bến xe Lương Yên, may mà thoát được tắc đường ở Pháp Vân nhưng đi đường đê xóc quá, Huy nôn hết ra người mẹ. Sau đó thì ngủ cho đến khi về đến TP Thái Bình. Ăn trưa ở nhà chú Đàn. Huy với em Dương và Việt đùa nhau cười rinh rích chả chịu ngủ. Mẹ Thùy Dương phải bắt tách nhau ra mới chịu yên, nhưng Huy thì chẳng ngủ chút nào. Chiều thì có người chở về đến nhà (may quá ko phải đi xe buýt). Trên đường về, ghé qua nhà bá Sa, thắp hương cho bác Hiểu nữa, bá đang còn mệt sau khi mổ nên cũng không về tham dự buổi giỗ. Mọi người chào đón Huy thật vui. Chưa kịp vào nhà nhưng phát hiện một bọn trẻ con đang câu cá ở mương thủy lợi dẫn đầu là chú Đạt (nhà bà Bảy), thế là Huy lập tức đòi đi câu. Mấy ngày ở nhà, Huy chỉ bám chị Tâm, không chịu chơi với Trung và Việt, tranh dành đồ của Việt và Trung. Chị Tâm cũng phát chán vì thằng em quý chị quá, làm chị ko đi đâu được.

Giỗ ở quê thật vui, mọi người xúm lại làm cỗ, thịt ngan từ tối hôm trước. Mọi thứ đều được bà với các bác, các chú làm hết, mẹ con Huy chỉ phải ...ăn thôi. Mừng nhất là chú Dân lại có thêm em bé vừa mới chào đời. Chỉ có điều lại em trai. Ăn giỗ xong Huy và bố mẹ lại lên đường ra Hà Nội. Lần này, mẹ mua về được 1 nồi cá kho. Cá bống và cá đối. Nhờ bác Ngọt om trấu, ngon lắm. Thêm 1 bì rau và củ quả gọi là đặc sản quên nhà vừa ngon vừa rẻ. Kèm theo quà là 1 hộp trên 100 quả trứng gà nữa. Xem chừng xôm lắm. Các bác cứ trêu mẹ là đi buôn rau. Hi hi, chả mấy khi được ăn đồ ở nhà mà.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

Hà Nội những ngày mưa

Tin tức tràn ngập đài, báo và tivi cũng như trên mạng về tình hình lụt lội ở thủ đô.

Cứu Hà Nội: bằng cách nào ?

Cửa ngõ Thủ đô là đây sao?

Mọi người dân vẫn phải ăn những thứ thực phẩm rùng rợn này mà ko có cách nào khác.

Sóng trong lòng phố Hà Nội

Toàn cảnh thủ đô là đây.

Mưa, lụt – Hà Nội trong biển nước

Chưa bao giờ Hà Nội lại bị 1 đợt mưa kéo dài với lượng mưa lớn như những ngày vừa qua. Bắt đầu từ 1h30 đêm ngày 30/10. Hơn 1 ngày rưỡi mưa ko dứt biến Hà Nội thành biển trong thành phố. Những nơi, trước đây ko bị ngập giờ thành sông hết. Chỗ nào vốn là rốn nước thì coi như sắm thuyền mà bơi. Láng Hạ, Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh, rồi Giáp Bát, Định Công, Nguyễn Du, Ngọc Khánh… đều bị ngập nặng từ trận mưa này. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, đường ngập, công sở ngập, trường học ngập…Mọi người ở nhà, bọn trẻ ở nhà, trường học đóng cửa, công sở thưa thớt, vắng vẻ. Tại các chợ giá cả thực phẩm tăng vọt, rau xanh ko có, mọi người tranh cướp nhau để mua, mua nhanh kẻo ko có gì mà mua. Thật là khốn khổ cho người dân trong tình hình hiện nay.

Cơ quan mẹ, mọi người bị ngập ko đến được công sở, vắng hoe. Còn Huy thì nghỉ học vì nhà trường cho biết ko liên hệ được với người cung cấp thực phẩm, nếu các cháu đi học thì có khả năng sẽ ko có gì ăn. Tình hình này, ko biết mai có nhận các cháu đi học ko nữa. Thế thì chết phụ huynh, ai mà ở nhà trông con mãi được. May mà bố Huy nghỉ và ông cũng ở nhà mới có người trông Huy.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

Lớp học của Huy

Lớp nhà trẻ của Huy có 27 bạn tất cả. Trong đó, mẹ chỉ biết tên một số bạn, một số bạn thì gặp mặt ko biết tên, có bạn Phước, Hải Yến, Hải Anh... Gọi là cùng lớp nhưng do có bạn sinh đầu năm bạn sinh cuối năm nên trông có bạn còn bé lắm. Huy có lẽ là loại lớn ở lớp vì sinh đầu năm mà. Có điều, sau gần 3 tháng đi học thì Huy là bạn duy nhất khóc khi đến lớp (hic, mẹ hơi buồn). Đi học về thì ngoan, ko quấy như buổi sáng lúc chuản bị đi học. Tuần này đi học thì khá hơn, ko quấy nhưng cũng vẫn còn mè nheo.

Hôm vừa rồi, tết Trung Thu ở lớp, các bác chụp và gửi ảnh cho các cháu cho bố mẹ, mẹ đưa lên đây này:


Photobucket


Còn đây là hình ảnh các cháu học hát:


Photobucket

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Thư gửi người sắp lớn (Sưu tầm)

Thư gửi người sắp lớn


Rồi con sẽ gặp một tình huống mà bất cứ những phụ nữ nào cũng phải gặp, đừng sợ đừng e ngại đừng bối rối đừng lo lắng con nhé, nó sẽ đến mà không báo trước...

Thư được viết tay, bằng bút mực, bỏ vào phong bì dán kín, bên ngoài có dòng chữ “Con sẽ mở ra khi nghĩ mình muốn làm người lớn nhé”.

Ngày tháng năm,

Con gái thương của bố,

Bố nghĩ rằng con sắp làm người lớn, làm người lớn sẽ có nhiều vui buồn bâng khuâng lo toan vất vả, nhưng cũng thú vị và không thể tránh được. Con sẽ có những thay đổi tâm lý, sẽ suy tư hơn, sẽ tự hỏi về mình và về mọi việc quanh mình, sẽ mất dần sự hồn nhiên trẻ thơ, sẽ thích điều trước đây chưa bao giờ thích và sẽ ghét điều trước đây chưa bao giờ ghét. Barbie sẽ trở thành kỷ niệm và Teddy sẽ trở thành vật trang trí. Vậy đó, nghe kỳ cục nhưng nó là vậy đó.

Bố muốn kể con nghe câu chuyện về đoá hoa hướng dương, loại hoa mà con rất thích, trước khi đoá hoa hướng dương nở tươi đón nhận ánh sáng mặt trời và rực rỡ khoe cánh lung linh, đoá hoa đã phải trải qua giai đoạn chồi-nụ-nứt-bung, mỗi một giai đoạn như thế, có lẽ đoá hoa cũng ngỡ ngàng, bối rối và có một chút lo lắng.

Con cũng thế, con gái cưng của bố ạ, một đêm thức dậy, con sẽ thấy ngực mình nhức nhức, mùi mồ hôi mình khang khác, bên ngoài cửa sổ phòng con nắng sẽ lung linh hơn, con nhạy cảm hơn với tiếng động ánh sáng và có thể con sẽ khó chịu với tiếng nước róc rách.

Khi điều đó đến, hãy vui con nhé, vì con đang bước một bước đầu tiên vào thế giới người lớn.

Con sẽ xinh hơn, tóc con sẽ mượt mà hơn, sẽ lớn nhanh hơn, quần áo sẽ chật và ngắn nhanh hơn, con sẽ thích thích ghét ghét nhớ nhớ vui vui... chợt đến chợt đi... hãy tiếp tục viết nhật ký, ghi lại suy nghĩ tình cảm của mình như con vẫn làm nhiều năm nay, bé cưng nhé!

Rồi con sẽ gặp một tình huống mà bất cứ những phụ nữ nào cũng phải gặp, đừng sợ đừng e ngại đừng bối rối đừng lo lắng con nhé, nó sẽ đến mà không báo trước, trong lúc con ngủ, trong khi con học, trong lúc con chơi, trong khi con cười...

Con có nhớ quảng cáo của “Xì Tin” không, đó là lúc con sẽ sử dụng rồi đấy, chuẩn bị sẵn một cái trong cặp, hoặc trong phòng tắm của con, hoặc trong ngăn tủ bí mật của con, sẽ cần đến nó, bố nghĩ rằng con biết cách sử dụng, nếu không biết, hãy mạnh dạn hỏi, con nhé.

Trường hợp đó, khoa học gọi là chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tháng xảy ra một lần, kéo dài khoảng bốn ngày, trong thời gian đầu của con, sẽ không đều đặn, tháng có tháng không, khi nhiều khi ít, tất cả những điều đó là bình thường, con ạ.

Con sẽ thấy một ít (hoặc nhiều hơn một ít) màu khác ở đáy quần lót, bố tin rằng không phải vì con té ngã hoặc vì con sâu chui vào, đó chỉ là dấu hiệu cho thấy bé cưng của bố đang bắt đầu làm thiếu nữ. Khi điều đó xảy ra, con chỉ cần vào phòng vệ sinh, thay quần lót, rửa cái hoa, lắp băng vệ sinh loại mỏng vào đáy quần, mặc lại vào, thế thôi, đơn giản, khi con bước ra khỏi phòng vệ sinh, hít một hơi dài, ngẩng mặt lên, ưỡn vai ra và mỉm cười “mình đã là người lớn”.

Tất cả những điều đó là bình thường, con đừng quá sợ và quá lo lắng nhé, bố chỉ có thể nói với con là “chào mừng con vào thế giới người lớn”.

Bố yêu thương con thật nhiều, bây giờ và mãi mãi về sau.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2008

Cảm nhận sự khác biệt thú vị

Bài này đọc được trên Dân trí, ngẫm có cái thú vị. Ghi lại đây để có lúc nào cần có thể tìm lại.

Những bức hình dưới đây được thiết kế bởi Liu Young, một sinh viên Trung Quốc theo học tại Đức. Những góc nhìn tuy không mới nhưng vẫn khá bất ngờ và thú vị về sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây.


Trong 36 bức hình của mình để lột tả những sự khác biệt giữa “Đông” (tạm dùng từ này) và “Tây”, có vẻ như Liu Young đã nhận thấy rằng người phương Đông có nhiều thói khác biệt người phương Tây như “Đông” thường trong bụng rất tức giận nhưng bên ngoài vẫn thơn thớt cười nói, khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó thường rất vòng vèo và hay làm mọi việc rối tung lên, khi phải xếp hàng thì vô tổ chức như cái chợ vỡ… trong khi "Tây" thì ngược lại.

Tuy nhiên, có một ưu điểm gần như là duy nhất của “Đông” so với "Tây" được Liu Young chỉ ra là dù thời tiết mưa nắng thế nào thì "Đông" vẫn luôn lạc quan hơn "Tây"!

Dù sao, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân Liu Young mà thôi, nhưng chúng ta vẫn có thể cùng chia sẻ và suy ngẫm xem sao.

(Màu xanh tượng trưng cho phong cách phương Tây; Màu đỏ tượng trưng cho phong cách phương Đông)

Quan điểm:

Photobucket

Cách sống:

Photobucket

Giải quyết vấn đề:

Photobucket

Sếp:

Photobucket

Giao thiệp:

Photobucket

Khi tức giận:

Photobucket

Khi xếp hàng đợi:

Photobucket

Đúng giờ:

Photobucket

Tiệc tùng:

Photobucket

Trong nhà hàng:

Photobucket

Phố phường ngày chủ nhật:

Photobucket

Du lịch:

Photobucket

Khuynh hướng:

Photobucket

Ba bữa mỗi ngày:

Photobucket

Phương tiện giao thông:

Photobucket

Tâm trạng và thời tiết:

Photobucket

Vị trí của trẻ em:

Photobucket

Cuộc sống của người già:

Photobucket

Cô giáo MN lớp Huy bị nghi ngờ đánh học sinh

Tuần trước, bố đưa Huy đi học nên mẹ ko để í. Đến khi cô giáo có giấy mời họp thì mới tá hỏa là cô giáo lớp Huy bị nghi ngờ đánh học sinh. Sự thật thế nào thì vẫn còn tranh cãi lắm. BGH nhà trường thì cho biết hoàn toàn bị sốc khi đọc bài báo trên báo Đời sống và Pháp luật. Đa số phụ huynh các cháu lên tiếng đều ủng hộ nhà trường và tin tưởng vào các cô. Mong BGH mau chóng giải quyết sự việc và đưa các cô trở lại lớp. Vì các bậc phụ huynh biết rằng con cháu mình đã quen với các cô vài tháng nay rồi. Mọi người trong nhà lo lắng lắm, sợ rằng nếu đó là sự thật thì thật khổ cho con. Tháng 9 là tháng thứ hai con đi học nhưng khóc nhiều lúc đến lớp, đòi về, miệng luôn nói "ko đi cô giáo", ăn uống cũng kém hơn tháng trước.

Báo Đời Sống và Pháp luật thì theo lời kể của gia đình nạn nhân, đọc mà rùng mình:

Trường mầm non Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng (Hai bà trưng - Hà Nội): Một cháu bé 32 tháng tuổi phải nhập viện vì bị cô giáo đánh
Thứ Ba, 30/09/2008-2:35 PM

Sau khi đón con về nhà, thấy bé Tuệ quấy khóc và bỏ ăn, khi cởi quần áo thay cho bé, chị Thu phát hiện ở hai bên đùi và phía dưới bắp chân cháu có chi chít các vết cào xước đỏ, rớm máu. Vài ngày sau, bé có nhiều biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật mê sảng la hét và luôn miệng kêu "sợ... sợ" và "đánh...đánh". Khi có tiếng động mạnh, hoặc gặp người lạ... tức thì toàn thân cháu co dúm lại, mắt trợn to vì sợ hãi, hai bàn tay nắm chặt, nghiến răng gồng mình lên la hét. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc đến hai từ "đến lớp" là y rằng biểu hiện sợ sệt của cháu lại lặp lại như trên. Theo chẩn đoán của BS Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế), nguyên nhân gây ra là do: "cơn hoảng sợ, sốt rất có nguy cơ" và "trẻ bị streess sau đi nhà trẻ (do bị cô giáo phạt), nên có nhiều cơn co cứng, rùng mình...".

Theo trình bày của chị Hoàng Thị Thu, nhà ở số 74, tổ 17, đường 158, phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội): Như thường lệ, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 24.9, chị Thu tới trường mầm non Lê Quý Đôn tại 9B Lê Quí Đôn (quận Hai Bà Trưng) đón con là bé Lê Hoàng Phúc Lộc Tuệ (sinh năm 2006). Sau khi đưa bé về nhà, thấy cháu khóc, quấy và bỏ ăn, đặc biệt khi cởi quần áo thay cho cháu, chị Thu phát hiện ở hai bên đùi và phía dưới bắp chân cháu có chi chít các vết cào xước đỏ, rớm máu (giống như vết cào của bàn chải giặt). "Tá hoả tam tinh", chị gặng hỏi bé Tuệ. Bằng ngôn ngữ và cử chỉ của bé cho thấy, đang trong giờ ăn trưa tại lớp, do mắc tiểu, bé Tuệ đã "bĩnh" tại chỗ và liền sau đó bị cô giáo dùng bàn chải (loại giặt quần áo) chà xát và cọ mạnh nên đã tạo ra những vết hằn xước trên. Ngoài ra, cháu Tuệ còn cho biết, cô giáo "phạt" bằng cách... "cốc" vào đầu!.

Tiếp tục theo dõi con vài ngày sau, chị Thu càng thấy bé Tuệ có nhiều biểu hiện bất thường, ngoài việc bỏ ăn, quấy khóc cháu còn sốt cao, trong khi ngủ cháu luôn bị mê sảng, thảng thốt la hét khi ngủ và luôn miệng kêu "sợ...sợ" và "đánh...đánh". Nhất là khi có tiếng động mạnh, hoặc gặp người lạ... tức thì toàn thân cháu co dúm lại, mắt trợn to (biểu hiện của sự sợ hãi), hai bàn tay nắm chặt, nghiến răng gồng mình lên la hét. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc đến hai từ "đến lớp" là y rằng biểu hiện sợ sệt của cháu lại lặp lại như trên. Do sốt ruột không hiểu bệnh tình của con ra sao, ngày 26.9, gia đình chị Thu đã đưa con tới Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế), sau khi dùng phương pháp điều trị, điện tâm đồ não, BS Thanh Hương đã kết luận nguyên nhân: "do cơn hoảng sợ, sốt rất có nguy cơ" và "trẻ bị Streess sau đi nhà trẻ (do bị cô giáo phạt), nên có nhiều cơn co cứng, rùng mình...". Sau khi rời Bệnh viện Nhi TW về, bé Tuệ vẫn sốt li bì, đêm 27.9, thấy thể trạng sức khoẻ của cháu ngày một yếu, gia đình tiếp tục đưa cháu vào cấp cứu tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Sanh - pôn (Hà Nội) và nằm điều trị cho tới nay. Sáng hôm qua, ĐS&PL đã tới Bệnh viện Sanh - pôn, tại đây bé Tuệ vẫn có những biểu hiện giống như lời kể của mẹ cháu ở trên.

Được biết, trước đó, bé Tuệ có rất nhiều khả năng đặc biệt, 29 tháng tuổi mới biết nói, nhưng khi bắt đầu nói được câu đầu tiên thì cũng là lúc cháu đọc được một số chữ trên chương trình tivi và đếm được hàng loạt các dãy số tự nhiên (từ 1 đến 99). Trao đổi với ĐS &PL, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, cán bộ nghiên cứu Trung tâm giáo dục chuyên biệt (thuộc Viện KHGDVN - Bộ Giáo dục & Đào tạo), mới đây Trung tâm vừa phát hiện khả năng đặc biệt của cháu Tuệ và cho biết, hiện cháu đang nằm trong quá trình hỗ trợ của trung tâm. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của PV, việc bé Tuệ bị "sốc" vì những nguyên do nêu trên có ảnh hưởng gì tới việc phát triển tâm lý cũng như việc nghiên cứu những khả năng đặc biệt của Trung tâm, bà Hoa đã không bình luận thêm vấn đề này.


Để tìm hiểu rõ sự việc trên, sáng hôm qua (29.09), ĐS&PL đã tới trường mầm non Lê Quý Đôn, tại đây bà Phạm Tố Loan, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Bản thân bà vừa được lãnh đạo phường thông báo sự việc nghiêm trọng trên, ngay lập tức bà Loan đã triệu tập một cuộc họp khẩn, xem xét thực hư nội dung đã phản ánh. Tuy nhiên bà Loan đã phủ nhận việc bé Tuệ bị đánh: "việc rất ít có thể xẩy ra" bởi gia đình cháu Tuệ là "hàng xóm quen biết, nên phần nào sẽ quan tâm hơn". Đặc biệt, trước khi vào học, theo phản ánh của cô giáo phụ trách lớp, bé Tuệ sức khoẻ yếu, có nhiều biểu hiện của bệnh tự kỷ. Lý giải về việc cháu có bị cô giáo "phạt" cùng các vết cào xước trên cơ thể, hai cô giáo trực tiếp phụ trách lớp là Nguyễn Thị Sinh (người bị tố giác là đánh cháu Tuệ) và cô Phạm Minh Tâm cho biết: Ngay sáng hôm qua, khi hay tin, giáo viên đã vào nhà bé Tuệ và phát hiện trong giỏ đồ chơi của cháu có 01 chiếc bàn chải giặt, "rất có thể trong lúc chơi cháu đã tự cầm chiếc bàn chải này chà xát lên người và gây ra vết xước trên..." - cô Tâm cho biết. Không đồng tình với cách giải thích này, chị Thu (mẹ của bé Tuệ) cho rằng là "thiếu thuyết phục" và "không bao giờ tự bé Tuệ làm... mình đau...".

Việc có hay không bé Tuệ bị cô giáo phụ trách lớp đánh và gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như trên, phụ huynh có con em đang theo học tại đây rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm làm sáng tỏ sự việc. ĐS &PL tiếp tục chuyển thông tin tới bạn đọc những diễn mới của việc này.


Còn báo An ninh thủ đô thì viết theo những điều tra cụ thể:

Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng:

“Không có cơ sở khẳng định giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn đánh học sinh”

(ANTĐ) - Báo An ninh Thủ đô nhận được đơn của chị Hoàng Thị Thu, trú tại tổ 17, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng tố cáo giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng đã đánh con chị là cháu Lê Hoàng Phúc Lộc Tuệ (32 tháng tuổi) bị thương tích. Cháu Tuệ vẫn đang trong tình trạng sốt cao, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn...

Trong đơn, chị Thu cho biết: “Trưa 24-9, tôi đến trường đón con thì cô giáo Tâm nói hôm nay cháu Tuệ đái từ tường ra tận ngoài cửa. Về đến nhà, cháu òa khóc và kêu đau chân. Tôi cởi quần cháu ra, phát hiện hai bên đùi và dưới bắp chân cháu có các vết cào xước, rớm máu giống như vết cào của bàn chải giặt.

Tôi gặng hỏi, cháu mới nói là bị mẹ Sinh (cô giáo Sinh) đánh và cháu nói là do bàn chải và làm động tác ra hiệu việc cô giáo Sinh đánh bằng cách đưa tay từ đùi xuống chân. Tôi hỏi mẹ Sinh còn đánh chỗ nào nữa thì cháu đưa tay chỉ lên đầu và trán. Sau đó, tôi cho cháu ăn nhưng cháu chỉ ăn một ít rồi ho và nôn, luôn mồm nói “Sợ, sợ, đánh, đánh!”.

Đêm hôm đó, cháu thức giấc với tâm trạng không bình thường, tiếp tục ho và nôn”... Lo lắng về sức khỏe và tâm lý hoảng sợ bất thường của con, ngày 26-9, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Sau khi tiến hành điện não đồ cho cháu, bác sỹ cho biết cháu bị stress rất nặng, phải uống thuốc bổ não và trợ tim. Sau đó, cháu lại bị sốt cao và tiếp tục được đưa đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn.



Giờ học hát của học sinh trường Mâm non Lê Quý Đôn

Đến 28-9, gia đình cho cháu nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn. Qua sự việc trên, gia đình rất bức xúc về hành vi của giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn.

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của cháu Tuệ, chiều 3-10, phóng viên ANTĐ đã trao đổi với bác sỹ Nguyễn Trung Thành - Trưởng khoa Tăng cường nhi, Bệnh viện Xanh Pôn và được biết: Cháu Tuệ nhập viện lúc 22h30 ngày 28-9, lý do ho và sốt cao.

Cháu ho đã 3 tuần trước khi vào viện, đã khám bác sỹ nhiều lần, được chẩn đoán viêm họng, cho uống Erythromyxin 5 ngày, uống Omnicef 7 ngày nhưng 3 ngày trước khi vào viện cháu sốt cao trên 39 độ và ho nhiều hơn. Về tình trạng lúc vào viện: Trẻ tỉnh táo, ho nhiều, sốt 39 độ 7, trên da không có vết cào xước... không có dấu hiệu hốt hoảng, kích thích, không co giật. X-quang tim phổi: Có hình ảnh viêm phổi 2 bên; khám tai mũi họng: Amydal viêm cấp có mủ.

Về tiền sử: Cháu đã bị sốt cao co giật, đã nằm điều trị nhiều lần tại Bệnh viện Xanh Pôn vì viêm phổi, hiện nay đang theo dõi và điều trị động kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chẩn đoán cuối cùng: Viêm phổi, viêm Amydal cấp mủ. Tình trạng hiện nay: Tỉnh táo, ăn uống được, còn sốt nhẹ, Amydal hết mủ, phổi hết ral.

Còn ông Nguyễn Như Thắng - Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) quận Hai Bà Trưng cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên, đơn vị đã họp và cử cán bộ đến trường Lê Quý Đôn để điều tra, yêu cầu đồng chí Hiệu trưởng, giáo viên có báo cáo tường trình sự việc.

Bên cạnh đó, Phòng đã có báo cáo sơ bộ sự việc với các cơ quan chức năng của quận, đồng thời thành lập tổ công tác triển khai các công việc tiếp theo, cụ thể làm việc với lãnh đạo Khoa Tăng cường nhi - Bệnh viện Xanh Pôn và khoa này đã có giấy xác nhận và thông báo về tình trạng sức khỏe của cháu bé. Đơn vị đã gửi giấy mời bà Hoàng Thị Thu (mẹ cháu Tuệ) đến trụ sở Phòng GD&ĐT của quận để trao đổi làm rõ sự việc nhưng bà Thu không đến.

Ngày 3-10, tổ công tác đã họp và tổng hợp toàn bộ kết quả các công việc đã triển khai. Như vậy, với các tài liệu thu thập được, Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng nhận thấy: Không có cơ sở khẳng định giáo viên trường Mầm non Lê Quý Đôn có hành vi đánh cháu bé.

Ngay trong chiều 3-10, Phòng GD&ĐT đã có báo cáo gửi lãnh đạo Quận ủy và UBND quận Hai Bà Trưng về vấn đề trên.

Trước sự việc trên đề nghị cơ quan chức năng làm rõ để gia đình chị Hoàng Thị Thu và trường Mầm non Lê Quý Đôn yên tâm.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Huy được 30 tháng rồi

Huy đi học bị ốm nên sụt mất 1kg, người thì dài ra thành thử trông gầy lắm. Hôm rồi 30 tháng mà mẹ chẳng dám cân. Em Khoai giờ đã vượt Huy 1kg rồi. Mọi người xem nhé:
Huy 30 tháng
Cân nặng: 13kg
Cao: 95 cm
Ngôn ngữ: ngọng lắm, dù mồm nói nhiều
Đi học có biết hát hơn nhưng cũng hư, nhất là liên tục mè nheo lúc sáng đi học, mẹ chưa có cách gì khả quan hơn cả.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

Huy phải đeo kính rồi!

Hôm qua cho Huy đi khám bác Thủy. Bác phán rằng con phải đeo kính. Mẹ buồn quá trời. Mẹ vẫn chưa mua kính, phần vì hôm qua ko đủ tiền nhưng phần chính vẫn là mẹ vẫn ko tin rằng con phải dùng đến kính khi mới 2,5 tuổi. Mẹ đã không nghiêm khắc với con khi cho con xem ti vi. Mẹ đã không tạo nhiều trò chơi cho con để con khỏi tiếp xúc nhiều với ti vi...

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2008

Link yahoo

Link yahoo đây

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

Mẹ tệ lắm phải ko con?

Huy ơi, có phải mẹ là người mẹ tệ nhất ko con? Nếu thật như vậy thì con hãy cho mẹ biết nhé. Mẹ chỉ cố cho con ăn chút gì buổi sáng rồi uống thuốc. Rồi lại cố hút mũi và nhỏ thuốc cho con thôi. Nhưng con ko chịu, con ho và nôn hết tất cả cố gắng của mẹ với sự kiên nhẫn và nước mắt rưng rưng. Mẹ để con đi học với cái bụng đói, với những cơn ho ko dứt và nước mắt nước mũi chảy thành hàng. Mẹ biết đó đúng là tệ rồi con ạ. Con chưa bao giờ bị rơi vào tình trạng sức khỏe như vậy đúng ko? Chỉ tại con đi học nên mới bị ốm, rồi ho và viêm VA. Mẹ phải làm gì hả con? Nhìn thấy con ho rút ruột mà lòng mẹ đau như cắt. Nhìn thấy con sau một thời gian đi học thì gầy dơ xương, mặt tóp lại, người bế nhẹ bông, sụt gần 1kg thì thử hỏi có người mẹ nào ko xót xa con ơi. Mẹ đang cố gắng lắm con à. Con cũng cố gắng lên nhé. Mẹ tin là con sẽ nhanh khỏi, tin rằng con sẽ trưởng thành sau mỗi lần như vậy. Được như thế mẹ thật vui mừng lắm con ạ. Huy ơi, mẹ yêu con!

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

Sống lâu nhờ chế độ ăn "Okinawa"

Một cuốn sách vừa đúc kết cách ăn uống kiểu Okinawa (tên hòn đảo nổi tiếng ở Nhật với tỷ lệ 33 người trên 100 tuổi/100 cư dân). Theo đó, những bữa ăn chưa no với rau, ngũ cốc, cá, sò, thịt không da và trà sẽ giúp bạn "trường sinh bất lão".

Hòn đảo nổi tiếng toàn thế giới về kỉ lục tuổi thọ Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu giữa Nhật Bản và Đài Loan. Với khoảng 1,27 triệu dân nơi đây, những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay như béo phì, ung thư, loãng xương, tai biến, tim mạch gần như bị đẩy lùi.

Hiện tượng này tất nhiên đã gây sự chú ý cho các nhà khoa học. Bộ Y tế Nhật Bản đã tài trợ cho một chương trình nghiên cứu vào năm 1976 về người trăm tuổi ở Okinawa. Khi nghiên cứu hàng trăm người Okinawa với độ tuổi 70, 80, 90, 100 tuổi, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng có một sức khỏe tốt và đạt tuổi thọ cao hoàn toàn không phải do một yếu tố gen đặc biệt nào, mà do chế độ sống và nguồn thức ăn hợp lí.

Chế độ ăn hợp lý có tên Okinawa đã được đưa ra trong cuốn "Le régime Okinawa" (tác giả Anne Dufour và Laurence Wittner). Theo cuốn sách này, việc ăn uống ngày nay không đáp ứng được nhu cầu cơ thể (chưa tính đến thói quen ít vận động và những thói quen xấu). Những người dân Okinawa, từ nhiều đời nay đã biết giữ gìn nguồn thức ăn phù hợp với cách sống và các hoạt động của họ, với các loại thức ăn từ thiên nhiên phong phú.

Nguyên tắc ăn kiểu Okinawa:

1.Không bao giờ được ăn quá no, thậm chí nên để cảm thấy hơi thiếu một chút. Việc chỉ ăn đến 80% nhu cầu đã trở thành một nét văn hóa của Okinawa.

2. Ăn những thức ăn mang lại ít calo, nhưng phải giàu vitamin và chất khoáng. Người Okinawa thường ăn thức ăn có lượng calo thấp (lượng calo tính trên 100gram thực phẩm) khoảng 75-150 cal/100g, hoặc thấp hơn khoảng dưới 75cal/100g. Cụ thể là:

- Các loại ngũ cốc và các loại hạt có chứa tinh bột: thóc, bột mì, lúa mì cứng, ngô ngọt, khoai lang, khoai tây...

- Rau: hầu như tất cả các loại, đặc biệt là dưa chuột.

- Hoa quả: hầu như các loại trừ quả khô phơi khô như nho, mơ, sung, chà là... hay là quả có chất dầu như hồ đào, trái phỉ, hạt đào lạc, hạt thông và hạt lạc...

- Cá và sò: các loại cá gầy (có ít axit béo omega 3), sò và tôm cua...

- Sản phẩm từ động vật: gia cầm (không ăn da), trứng, thịt ngựa, thịt bò băm nhỏ khoảng 5% mg.

- Phomat và ăn tráng miệng: sa lát hoa quả, mứt, sữa chua tự nhiên, phomat tươi...

3. Mỗi ngày ăn 7 phần hoa quả và rau. Chúng rất tốt cho sức khỏe vì mang lại nhiều vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa, nhiều chất xơ, cấp nước...

4. Ăn 7 phần ngũ cốc còn chất cám hoặc rau khô mỗi ngày và thêm 2 món giá giàu đường, vitamin, xơ, và protein... Ngũ cốc còn chất cám giàu dinh dưỡng hơn loại đã tinh chế như lúa mì trắng, gạo trắng, bánh mì.

5. Ăn nhiều gia vị, rau thơm và tảo.

Ngoài hương vị ra, rau thơm còn mang lại nhiều vitamin và chất khoáng. Gia vị mang lại khả năng chống nhiễm khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa cholesterol. Còn tảo giúp thêm chất khoáng, nhiều chất xơ, giàu vitamin, chống oxy hóa và là chất chống tăng cholesterol tự nhiên.

6. Ăn cá 3 lần một tuần. Cá là thực phẩm quan trọng có nguồn gốc từ động vật ở Okinawa. Nhưng người Okinawa chủ yếu chọn cá gầy, và chế biến cá thành lát mỏng rồi ăn tươi, trần qua nước sôi hoặc nướng.

7. Ăn ít sản phẩm từ động vật khác như thịt và sản phẩm làm từ sữa. Họ ăn thịt trung bình ít hơn 18 lần và sản phẩm sữa ít hơn 3 lần so với người dân châu Âu. Họ đánh giá cao protein từ rau hơn vì những protein này không kèm mỡ, rau chứa nhiều chất đặc biệt, phong phú và có ích cho sức khỏe như tanin, polyphenol, phytosterol...

8. Uống ít rượu

9. Ít đường và muối. Những sản phẩm công nghiệp như kẹo, bánh ga tô rất hiếm gặp ở Okinawa. Dân cư trên đảo ăn rất đường hơn dân châu Âu gấp 3 lần. Dùng rau thơm, gia vị và tảo giúp thêm gia vị cho món ăn và cũng giúp lọc bớt muối.

10. Uống nhiều nước và chè. Nước là yếu tố vô cùng cần thiết cho cơ thể, ngoài ra nước còn giúp đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, cung cấp nước cho tế bào.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn khấn lễ khai trương cửa hàng


Cửa hàng, nhà xưởng...... đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công xưởng. ..... phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.

Ý nghĩa:
Theo quan niệm xưa, ông bà ta cho rằng: Cửa hàng, nhà xưởng...... đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công xưởng. ..... phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.

Sắm lễ:
Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng gồm: Hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo... và mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh...

Mâm lễ được bày biện đẹp, đầy đặn trên bàn, sau khi dâng chén nước thắp nén hương, chủ cửa hàng thành tâm cầu khấn.


Văn khấn lễ khai trương cửa hàng

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh....... cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn khấn lễ nhập trạch


Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc,ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi.

Ý nghĩa:

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

- Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

- Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Sắm lễ:

Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà...

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước...... lễ vật để cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.

Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.

Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi nới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên...

Người có chửa thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội ''Thần thai''

Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.

Theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.

Văn khấn:

Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

- Văn khấn Thần linh.

- Văn khấn cáo yết gia tiên

Văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày..... tháng.... năm.... tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh .

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:..................................... và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!


Văn khấn các Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ...........................

Hôm nay là ngày......... tháng.:....... năm..........

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ.................... thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam nô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

Khi chuyển nhà, khi phải sửa chữa lớn


Khi chuyển nhà, sửa chữa lớn cần phải làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được hanh thông

Văn khấn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:................

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo….. căn nhà ở địa chỉ……….. ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi soi xét và cho phép được động thổ.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu củ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà.

Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn khấn lễ động thổ


Làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải chọn giờ Hoàng Đạo






Ý nghĩa:
Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm lễ:
Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã... Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Văn khấn lễ động thổ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:................

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê' chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn khấn chúng sinh - Ngày Rằm tháng Bảy


Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà. Bày lễ và cúng ngoài trời

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:....................................
Vợ/Chồng:..............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

ăn khấn dâng sao giải hạn


Mỗi người vào mỗi năng có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.






Ý nghĩa

Người xưa cho rằng: mỗi người vào mỗi năng có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn. Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (là tốt nhất) hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Sắm lễ

Đầu năm và hàng tháng người xưa thường làm lễ

dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà, nghi lễ tiến hành như sau:

Sao Thái Dương

Lễ cúng dâng sao Thái Dương vào ngày 27 hàng tháng. Thắp 12 ngọn nến.

Bài vị màu vàng, mũ vàng, cùng hương hoa, phẩm ỏan. Tiền vàng và 36 đồng tiền

Hướng về phương Đông làm lễ giải sao.

Theo quan niệm của người xưa, sao Thái Dương chỉ tốt với nam giới, không tốt với nữ giới.

Văn khấn giải hạn sao Thái Dương

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày...... tháng.........năm....., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiên lập linh án tại (địa chỉ).....................................................................để làm lễ giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thái Âm

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Thái Âm vào ngày 26 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến. Thái Âm là sao tốt cho nữ giới nhưng không tốt lắm đối với nam giới.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, quả, phẩm oản;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu vàng;

- Mũ vàng;

- 36 đồng tiền;

- Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Thái Âm

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kình lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Kính lạy Đức Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân.

- Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày...... tháng......... năm......, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) .........................................................để làm lễ giải hạn sao Thái Âm chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Mộc Đức

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Mộc Đức tiến hành vào ngày 25 hàng tháng, thắp 20 ngọn nến xếp. Mộc Đức là sao tốt nhưng không tốt cho những người vượng hoả.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, phẩm oản;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu xanh;

- Mũ xanh;

- 36 đồng tiền

Hướng về chính Đông để làm lễ.

Văn khấn giải hạn sao Mộc Đức


Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân .

- Con kính kính lạy Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:............................................

Hôm nay là ngày….tháng….năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………để làm lễ giải hạn sao Mộc Đức chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ đồ trì giải trừ vận hạn; ban phúc lộc, thọ, cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chú con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Vân Hán

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Vân Hán vào ngày 29 hàng tháng, thắp 15 ngọn nến. Theo quan niệm xưa, Vân Hán là tai tinh (sao xấu) chủ về ốm đau, bệnh tật.

Lễ vật gồm có:


- Hương, hoa, tiền vàng, phẩm oản

- Bài vị màu đỏ;

- Mũ đỏ;

- 36 đồng tiền.

Hướng về phương Nam để làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Vân Hán

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chự Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chư tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đê.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đê.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Nam phương Bính đinh Hoả Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:.......................................................

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm......., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)..................................

để làm lễ giải hạn sao Vân Hán chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thổ Tứ

Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thổ Tú vào ngày 19 hàng tháng, thắp 5 ngọn nến. Thổ Tú là sao xấu, chủ về tai nạn, kiện tụng. Xấu đối với cả nam nữ và gia trạch.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, tiền vàng;

- Mũ vàng;

- Phẩm oản;

- Bài vị màu vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.


Văn khấn giả hạn sao Thổ Tú

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đê.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh quân. . .

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:...........................................................

Hôm nay là ngày… tháng… năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hươnghoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………. Để làm lễ giải hạn sao Thổ Tú chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thái Bạch

Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thái Bạch vào ngày 15 hàng tháng, thắp 8 ngọn nến. Thái Bạch là sao xấu, chủ về thiệt hại tiền của, khẩu thiệt. Xấu đối với cả nam và nữ, nhưng đối với nam thì đỡ hơn.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu trắng;

- Mũ trắng;

- Phẩm oản;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Thái Bạch

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên ThọTinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu Cửu hàm Giải ách Tinh quân

- Con kính lạy Đức Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân.

-Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:...........................................................

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ) ................ để làm lễ giải hạn sao Thái Bạch chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!


Sao Thủy Diệu


Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thuỷ Diệu vào ngày 21 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến, bài vị màu đen. Thuỷ Diệu là sao phúc lộc, nhưng xấu đối với nữ và chủ về tai nạn, tang chế.

Lễ cúng gồm có:

- Tiền vàng;

- Hương hoa;

- Phẩm oản;

- Mũ đen;

- 36 đồng tiền

Hướng về chính Bắc làm lễ giải sao


Văn khấn giải hạn sao Thủy Diệu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Tlượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửa hàm Giải ách tinh quân

- Con kính lạy Đức phương Nhâm quý Thủy đức Tinh quân

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Châu quân.

Tín chủ con là:...........................................................

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao Thủy Diệu chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Sao La Hầu

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao La Hẩu vào ngày mồng 8 hàng tháng, thắp 9 ngọn nến, bài vị màu vàng. La Hầu là sao xấu, chủ về khẩu thiệt. Đối với nam xấu hơn đối với nữ.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa;

- Tiền vàng;

- Phẩm oản;

- Mũ vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Bắc làm lễ giải sao.


Văn khấn giải hạn sao La Hầu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng sinh Đại đế

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

- Con kính lạy Đức Thiên cung Thần thủ La Hầu Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:............................,

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao La Hầu chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Kế Đô

Sắm lễ:

Lễ cúng sao Kế Đô vào ngày 18 hàng tháng, thắp 21 ngọn nến, bài vị màu vàng. Sao Kế Đô là sao Hung tinh xấu nhất về xuân hạ, nhưng xuất ngoại đi xa lại gặp điều tốt hơn. Sao Kế Đô đối với nữ xấu hơn đối với nam.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa

- Tiền vàng;

- Phẩm oản;

- Mũ màu vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Kế Đô

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

- Con kính lạy chín phương trời,mười phương Chư phật,Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Dẩu cửa hàm giải Ách tinh quân.

- Con kính lạy Đức Địa cung thần Vỹ Kế Đô Tinh quân.

- Kính lạy Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Châu quân

Tín chủ con là………………

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn cúng gia tiên (Nhân lễ cúng Tân gia)


Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Văn cúng gia tiên (Nhân lễ cúng Tân Gia)

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Tín chủ (chúng) con là:............

Hôm nay là ngày….. tháng...... năm....., tín chủ con cùng gia đình mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ..........

Tín chủ con thiết lập linh sàng, sắp sửa lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các Cụ nội ngoại Gia tiên Tiền tổ. Nhờ hồng phúc Tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, thiết lập thiết lập hương án thờ, kê giường nhóm lửa kính lễ khánh hạ. Nay chúng con làm lễ tân gia, cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc lài vượng tiên gia đạo hưng long cháu con chữ bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật

Văn khấn (Sưu tầm)

Văn khấn khi cưới gả


Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới Vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.


Ý nghĩa:
Các cụ ta xưa có câu ''Trai khôn dựng vợ, Gái khôn gả chồng'', từ cổ chí kim HÔN - NHÂN bao giờ cũng được xem là việc quan trọng của cả một đời người. Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.

Sắm lễ:
- Ngày lễ Chạm Ngõ, gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi, gà cúng Gia Thần, Gia Tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ Chạm Ngõ nhà trai mang sang nhà gái gồm: Một cơi trầu (12 mớ trầu), cau bổ tư hoặc để cả buồng, mứt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng. Cha cô dâu tương lai mang lễ này đặt lên bàn thờ Gia Thần Gia Tiên để cúng trình báo về việc hệ trọng của con gái.

- Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê (su xê) theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan... Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ngày giờ đã chọn.

- Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn.

Khi gia đình có hỷ sự: trai lấy vợ, gái gả chồng, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên sau khi dâng lễ, thắp hương thì khấn:

Văn khấn yết cáo Gia Thần, Gia tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

-Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

-Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa,ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

-Con kính lạy tiên họ. .... .... chư vị Hương linh.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Ngụ tại:…………………….

Hôm nay là ngày..... tháng.......năm ........................

Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng .....................:.

Con của ông bà ..........................................................

Ngụ tại:.....................................................................
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ đi lai,

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của.

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn (Sưu tầm)

Lễ cúng Mụ (Đầy cữ, đầy tháng, đầy năm)

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.

Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Sắm lễ:
Lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:
l) 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn
2) 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.
3) 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.
4) 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.
5) 12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ... giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).
6) 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).
7) Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
8) Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .
9) Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).
Bày lễ:
Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.
+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án
+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau
+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng
+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn:

Văn khấn cúng Mụ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

- Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là ................................. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ..............

Chúng con ngụ tại:...................................................

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

Huy đi học 3 hôm thì ốm....

Sau 3 ngày đi học, nhưng thực ra chỉ đi có vài tiếng buổi sáng, Huy đã phải cho nghỉ ở nhà và mẹ cũng nghỉ luôn. Sốt nhiều quá. Chưa khi nào Huy uống nhiều hạ sốt như lần này. Mọi khi sốt thì mẹ chỉ cho uống 1 đến 2 lần là ổn, vậy mà lần này phải vừa uống vừa đút hậu môn tất cả 4 lần. Đêm đầu tiên con sốt mẹ còn thấy trụ được chứ đêm thứ hai con sốt liên miên cả đêm làm mẹ lo lắng không biết làm thế nào. Mẹ chẳng dám ngủ chỉ sợ con có bất thường gì thì còn kịp làm... Nhưng có nhiều lúc mệt mẹ cũng thiếp đi một chút rồi choàng dậy thấy con vẫn nằm đó, thiêm thiếp sốt nóng, mẹ lại lo. Trời thì mưa sớt bão, gió thổi ào ào, mưa rả rích. Mẹ nghĩ dại nếu lúc này con sốt quá mà phải gọi ông và cậu đưa đi cấp cứu thì nguy hiểm quá. Hu...hu... mẹ lạy trời khấn phật cho con bình yên. 4h sáng, cơn sốt lên đỉnh điểm mẹ phải cho con 1 viên hạ sốt, 5h sáng con đã bắt đầu hạ nhiệt và ngủ ngon lại. Mẹ thấy yên tâm rồi mẹ ôm con vào lòng và cũng thiếp đi...

Trời sáng, mẹ lại lật đật sờ trán con. Ơn trời, đầu đã mát rồi. Tuy nhiên mẹ vẫn quyết định cho con đi khám xem bị làm sao. BS bảo là viêm đường hô hấp trên. Phù!!!, may quá, phổi ko việc gì. Thôi thì lại bài ca thuốc kháng sinh và thuốc ho long đờm con nhé, kèm theo húng chanh hấp mật ong nghe con trai. May mà con uống thuốc cũng dễ, lại còn khen ngon nữa. Nhưng mà đi khám rồi về con chợt chảy máu cam. Mẹ chưa hề nhìn thấy ai chảy máu cam nhiều như vậy cả. Mẹ luống cuống thấm cho con. Máu loang lổ cả chiếc khăn tay của con. Máu rớt cả xuống áo con thành mấy vệt dài. Máu dính đầy tay con. Hu..hu..., con sao thế? Con nằm xuống đi, đừng ngồi như thế. Nằm xuống thì máu sẽ đỡ chảy ra con ạ. Ôi, trời mẹ hoảng quá đi. Cầm máu rồi con nằm nghỉ một lát rồi ngủ thiếp đi.

Hết một buổi sáng, mẹ để con ở nhà với ông rồi mẹ lại đi làm buổi chiều. Con ổn rồi thì mẹ cũng phải đi làm con ạ. May mà có ông đỡ cho chứ không thì mẹ cũng chẳng biết làm sao nữa. Mong con khỏe lại và đi học ngoan. Mẹ yêu con!

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2008

Huy đi "bộ đội"

Sau một thời gian tìm trường và nghiên cứu, cuối cùng Huy cũng đi học ở trường gần nhà. Ông ngoại nhận đưa đón Huy đi học. Bố mẹ ưng luôn phần vì sợ con theo rồi khóc nhiều ngày đi học đầu tiên, phần vì ông nhiệt tình quá. Sáng nay, mẹ phải trốn đi làm trước rồi ông chở Huy đi học sau. Ông bảo khóc lắm. Mẹ cũng muốn khóc lây với Huy. Trưa ông đón về xem tình hình thế nào đã. Mong con ngoan và không khóc nhé.
Yêu con nhiều.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2008

Trẻ bị thiếu vitamin có biểu hiện như thế nào?

Written by BS. Phạm Thu Thủy

Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin? Đáp ứng những thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt một số biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin và cách dự phòng để bạn đọc tiện tham khảo.

Thiếu vitamin A

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường... sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi. Dự phòng và điều trị: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan... Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.

Thiếu vitamin B1

Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít... Dự phòng và điều trị: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.


Thiếu vitamin C, E

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu... Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi...


Thiếu vitamin PP

Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận. Điều trị và dự phòng: cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.

Thiếu vitamin K

Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K. Dự phòng: cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.


Thiếu vitamin D hay bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D. Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá... Trong thời gian mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết). Nếu trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, ngày thứ 8 sau khi đẻ cho trẻ uống vitamin D.


Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

Những ngày trên đất bạn Lào (tiếp)

Công trường hối hả với việc chuyển quân, thiết bị, xây dựng lán trại... Công việc của chúng tôi tại VP cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, tiến độ thi công vẫn bị KSTV phê là chậm. Hai năm đầu tiên chẳng làm được mấy. Tất cả nhờ sự tài tình của sếp trưởng mà công việc dần đi vào guồng. BĐH có một số người về nước, nhân sự thay đổi từ cấp cao trở xuống, một số người nơi khác chuyển đến. Trong số đó có một người làm trái tim tôi rung động. Tôi đã tốn ko biết bao nhiêu nước mắt cho người này cũng như những gì quý giá nhất của tôi. Mọi người đều đã thay đổi cách nhìn đối với tôi. Tôi đã ko còn nhận ra chính mình nữa. Hai năm quá đủ cho tính thương người của tôi và rồi tôi đã quyết định cho mình một hướng mà ko thể nào khác được đó là chia tay không một lời giải thích. Thời gian đã làm vết thương lòng của tôi lành nhưng vết sẹo nó để lại là quá lớn. Tôi muốn quên đi mà ko thể nào quên được. Tôi đành sống với nó, để nó tồn tại như một phần cuộc sống của tôi...

Mà thôi, tôi ko muốn nhắc đến những kỷ niệm buồn nữa. Tôi nhớ lại mùa mưa đầu tiên đến cùng với Tết Lào. Năm đầu tiên đón tết Lào tôi bị ướt như chuột lột, người ngợm toàn bột, nhọ nồi và son. Những năm sau, tôi trốn biệt trong nhà và tránh ra ngoài vào những ngày đó. Tết cổ truyền Lào Pi May rơi vào ngày 13-15/4 hàng năm. Lúc đó trời bắt đầu những cơn mưa đầu mùa, cung cấp nước để dân trồng lúa. Tục lệ là ai bị ướt nhiều trong ngày tết là người gặp nhiều may mắn. Tôi vẫn chưa thể quen với tục lệ đó và sợ bị ướt lắm. Tuy thế, ngày tết thật vui, dân làng tổ chức thâu đêm, có hội (Bun-tiếng Lào) nữa. Tôi cũng nhiều lần đi bun rồi, và nó cũng như hội ở các làng quê ở Việt Nam, được tổ chức để cầu cho mưa thuận gió hòa, phật phù hộ đội trì cho chúng sinh. Ngày có hội Bun, dân làng mặc quần áo đẹp, ai cũng cười nói vui vẻ cho dù cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều bữa đói. Tôi ở đây vài năm nhưng rất ít khi gặp cảnh đánh cãi chửi nhau, họ sống rất hòa thuận và tình cảm. Tôi rất thích đức tính này của họ.

Bạn bè người Lào rất quý tôi, họ hay mời tôi tham gia vào những cuộc vui của họ, như đi chơi, đám cưới, sinh nhật... Đám cưới ở Lào tôi đi cũng nhiều, nhưng toàn ăn xong ở nhà mới đi vì tôi sợ phải ăn nhiều món mà mình ko biêt nguồn gốc là cái gì. Thiếp mời cũng có cái khác VN. Phong bì sẽ đề tên người được mời (bao giờ cũng phải đi 2 người và dùng cái phong bì đó để bỏ tiền mừng), bên trong thiếp mời ghi ra một loạt tên quan viên hai họ, cuối cùng mới đến tên cô dâu chú rể. Tiệc cưới thì ăn theo kiểu buffet. Hic, thú thực là lần đầu tiên tôi tham dự 1 đám cưới mà đến lúc ăn ko biết chen vào chỗ nào để lấy đồ ăn vì lúc đó mọi người đều tỏa về các bàn đựng thức ăn. Tôi phải nhờ người lấy và cũng chỉ dám ăn gà và xôi thôi. Nhoằng 1 cái là đã hết đồ ăn, chậm chân là ko còn gì mà chén nữa. Vui nhất là đám cưới hay có nhảy Lăm vông, điệu múa truyền thống của Lào. Tôi tập mãi mà cái tay và chân chẳng ăn nhịp với nhau gì cả. Mọi người đều múa rất đẹp, nhất là phụ nữ, tay họ mới dẻo làm sao. Nam giới thì ko múa đẹp bằng, chỉ làm nền cho phụ nữ thôi. Có 1 điều mà tôi nhận thấy trong các bữa tiệc của Lào là uống rất nhiều rượu cứ như họ sinh ra là để uống rượu vậy.

Tôi còn nhớ được ăn rất nhiều món ăn của Lào mà tôi cho là ngon. Có thể kể đến cơm nếp nương, nộm đu đủ (tôi rất thích, khi về nước tôi cũng đã nhiều lần làm để ăn và cảm thấy vẫn rất ngon), cá chua, ong non hấp, trứng kiến, sâu chít (món này tôi ăn no được, sao mà béo và thơm thế, chẹp chẹp...). Một số món mà cấp dưỡng BĐH nấu thì cũng tuyệt cú mèo: ba ba nấu chuối, thịt bê, nai khô, trăn... Nơi tôi ở là vùng núi nên các sản vật núi rừng nhiều như ba ba, cầy hương, chồn, cáo, chim... Ở chợ thị xã nhiều nhưng nhiều con khi được mang tới chợ đã bốc mùi vì chết lâu ngày. Chúng tôi chẳng bao giờ dám ăn những thứ đó, chỉ quanh quẩn các món truyền thống theo khẩu vị Việt mà thôi. Sau này, khi BĐH rút hết quân, tôi làm cấp dưỡng cũng chỉ dám ăn theo kiểu người Việt thôi. Một số món Lào mà nghe thấy chúng tôi đã sợ đó là món phèo bò hoặc lợn (nước trong lòng non của con bò, lợn, sau khi mổ ra sẽ được giữ lại làm nước chấm, ặc ặc ), nhái ôm măng còn nguyên da và chân móng vuốt... Một món tôi thích nữa đó là ngô luộc (món này tôi lại nhớ bà May) và măng tây. Rất ngon có điều măng tây thì hơi đắt.

Sở thích của tôi là đi bộ sau mỗi ngày làm việc. Sau nhà BĐH là những quả đồi thấp, nhấp nhô xanh mướt toàn cỏ. Hết giờ làm việc là tôi lại dành cho mình khoảng thời gian đi bộ lên những quả đồi đó. Hồi ở Lào làm việc, tôi còn có sở thích nuôi chó và trồng rau nữa. Rau thì tôi trồng ko đậu lắm nhưng chó thì tôi nuôi có vẻ mát tay. Rất nhiều lứa chó tôi nuôi và mọi người đem về nước làm quà nữa. Khi về nước tôi cũng mang theo 1 con chó mà tôi gắn bó gần như toàn thời gian tôi ở Lào với cái tên là Cộc (ví khi mẹ nó đẻ nó ra nó là con trắng vá đen duy nhất và có 1 cái đuôi bé tí như đuôi thỏ). Tiếc rằng, sau khi về nước tôi ko nuôi được nên đã để cho mẹ tôi nuôi và rồi nó cũng bị chết (ốm quá bị đem thịt). Chiều chiều tôi leo đồi cùng 2 con chó, tụi chó thì chạy nhảy lung tung, sục sạo khắp các quả đồi và chạy theo tôi. Thời gian đó thật thoải mái làm sao. Có việc vui buồn gì tôi cứ đi bộ là gần như được giải tỏa hết. Tôi giữ được sức khỏe trong suốt thời gian tôi làm việc ở đó, chẳng bị ốm nặng. Tất nhiên, xụt xịt thì ko tránh khỏi nhưng ko bị ốm là may lắm vì ở đó phương tiện cứu chữa cũng như bệnh viện của dự án cách xa hơn 30 km, bệnh viện tỉnh thì chẳng dám vào. Nói tóm lại tốt nhất là đừng có ốm. Bố tôi chỉ sợ tôi bị sốt rét khi đi làm ở đây thôi. Cũng nhờ luyện tập đi bộ, chạy bộ mà tôi luôn khỏe mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Những ngày trên đất bạn Lào (tiếp)

Công việc của tôi bận rộn với dịch văn bản, đi họp, đi công trường. Tôi đã quen với việc của mình nhanh chóng tuy rằng còn phải học tập rất nhiều. Tôi học được tính kiên nhẫn, nhìn nhận và giải quyết sự việc hết sức bình tĩnh của sếp trưởng, lạc quan của sếp phó và vui vẻ hết mình trong công việc của đám kỹ sư trẻ. Phải nói là tôi học được khá nhiều điều ở đây và mất khá nhiều điều nữa....

Tôi đã có một số người bạn bản xứ. Trong số họ có người để lại cho tôi tình cảm sâu sắc nhưng cũng có người thì ko

Đầu tiên có thể kể đó là chị giúp việc. Chăn son, là tên của chị. Thời gian đầu thì chị thể hiện là người tử tế, nhưng về sau thì ko còn như thế nữa nên tôi cũng chỉ giữ mối quan hệ xã giao thôi.

Người thứ hai đó là chị Òn (tiếng Lào có nghĩa là màu hồng...). Tôi biết chị vì ở chỗ tôi mấy người đứng tuổi hay đi ăn thịt nướng uống rượu buổi tối. Mọi người hay lên quán của chị. Chị là người béo, rất béo nhưng lại là người hay cười và rất tốt bụng. Nhà nghèo nên mấy chị em chị mở quán bán thịt nướng bên đường (gần nơi chúng tôi thuê trụ sở của BĐH lúc sang Lào ở). Sau này, mọi người cũng ít đến đó và một số người thì về nước. Tuy nhiên tôi vẫn giữ mối quan hệ với chị cho tới ngày tôi về nước, cho dù vốn tiếng Lào của tôi ít ỏi.

Người tiếp theo có lẽ là đám kỹ sư người Lào mà tôi có dịp tiếp xúc trong công việc, đó là Khamnone, Mouane, Amphayvanh, Bulikhit (bác này thì già rồi, làm hành chính cho bọn KSTV), Sanane (dò mìn, sau này tôi được biết anh bị mất một chân trong một lần đi dò mìn và vợ anh đã bỏ anh, anh rơi vào rượu chè), Phasouk (dò mìn) (hiện tại tôi vẫn còn liên lạc)... Những người này hầu đều có cảm tình đặc biệt với tôi (tôi nhận thấy như vậy ko biết có chủ quan quá hay ko?) tôi nghĩ rằng có vẻ mình là nữ và hơi nhạy cảm chăng. Một trong số đó đã cùng tôi đi chơi tối và một số buổi khác nữa nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Tôi lúc đó chỉ đơn giản nghĩ là mình kết bạn thôi chứ ko nghĩ xa hơn.

Thân nhất với tôi có lẽ là Pao và Ót. Hai cô bạn người Lào độ tuổi 20. Các cô này thích trò chuyện với các anh VN là chính. Hai cô thể hiện hai phong cách người Lào khác nhau cho dù nhà mỗi cô đều có điều kiện kinh tế, có anh đi du học nước ngoài. Tôi có nhiều buổi đi chơi với hội bạn này, rất vui như lần đi thác gì đó (tôi chẳng thể nhớ nổi tên), rồi bạn của 2 cô này học ở VN mấy năm tôi đều đến chơi, mỗi lần bạn đó về nước đều có dịp gửi quà cho các cô. Tiếc rằng, tôi ko thể thường xuyên liên lạc với 2 bạn này do bất đông ngôn ngữ. Tôi thì ko thể viết được tiếng Lào, còn 2 bạn này thì chỉ biết tiếng Lào, chúng tôi chỉ giao tiếp bằng lời nói được thôi. Khoảng cách địa lý không cho phép chúng tôi phát huy được sở trường của mình. Dầu sao, tôi vẫn rất nhớ các bạn...

Tình cảm nhất đối với tôi có lẽ chính là bà May. Một người phụ nữ góa chồng, nghèo nhưng rất tốt bụng và thật thà. Bà kết bạn với 1 người trong cơ quan tôi, qua đó chúng tôi quen nhau, nhưng bà coi tôi như con, có cái gì ăn cũng đem cho. Tình cảm đó làm cho tôi đỡ quạnh hiu nhớ nhà. Tôi thỉnh thoảng ra nhà bà ăn cơm, hoặc khi đi chợ thì tôi thường xuyên ra hàng của bà chơi. Khi tôi về nước, bà tiễn tôi thật cảm động làm tôi rơi nước mắt.

Bạn bè cũng không nhiều nhưng mỗi người đều để lại trong tôi những kỷ niệm, tôi nhớ mãi trong lòng cho dù tôi đã rời nơi đó đã 6 năm rồi. Cuộc sống của tôi cũng có nhiều thay đổi song tôi hy vọng một ngày nào đó tôi có dịp đến thăm lại nơi này, thăm lại những người bạn cũ của tôi.

Những ngày trên đất bạn Lào (tiếp)

Tết Dương lịch (1999), chúng tôi có một bữa liên hoan ăn tết tại BĐH. Chẳng hiểu hôm đó tâm trạng tôi vui hay buồn mà tôi đã uống rượu say. Mọi người kể lại phải bôi vôi vào gan bàn tay và chân cho tôi. Còn tôi thì ăn cháo mất vài hôm và cảm giác lâng lâng đến cả tuần. Sau này, một số kỹ sư người Lào còn nhắc lại làm tôi cảm thấy thật xấu hổ.

Tết Nguyên đán năm đó tôi được GĐ cho phép về nghỉ trước tết 1 tuần. Đó là chuyến về nhà đầu tiên kể từ khi tôi đặt chân sang Lào. Lúc đó tôi rất vô tư đi về rồi vô tư đi sang tiếp tục làm việc mà không nghĩ được rằng bố mẹ và các em ở nhà rất thương cho tôi phải ăn tết xa nhà. Có lẽ tôi cũng khó mà giải thích được tâm trạng của tôi lúc đó nữa. Dù sao tôi cũng ăn têt xa nhà lần đầu tiên trong đời. Được cái tôi là nữ duy nhất tại BĐH nên sếp toàn cho đi nhờ xe mỗi lần tôi được nghỉ phép hoặc tranh thủ về nước. Chuyến đi của tôi để lại cho bố mẹ và các em bao nhiêu nỗi buồn mà tôi mãi sau này mới biết được.

Trở lại Lào trong những ngày giáp tết, không khí núi rừng cũng đượm màu mùa xuân, cảnh vật tươi sáng, hoa mận và hoa đào nở rực bên đường. Những đoàn xe hối hả chở những cành đào rừng về xuôi kịp đón tết Nguyên đán. Lòng tôi chợt cảm thấy bồi hồi... Tết đó, mọi người phải ở tạm trong khu nhà đang con làm dang dở, mọ người chen chúc ở và làm việc trong khu nhà văn phòng. Tôi được ưu tiên ở trong một phòng...ko có cửa phải dùng tạm 1 tấm phiên liếp. Cuối cùng mọi người cũng giúp tôi có 1 cái cửa chắc chắn. Ơn chúa (thực ra là ơn mọi người), từ hôm đó tôi ko phải lo mỗi khi đi ngủ nữa. Ngày 29 tết, BGĐ cho một số người về quê ăn tết nhưng phải sang vào ngày 3 tết. Tuy được nghỉ ngắn nhưng đối với những người được về thì đó cũng thật là có ý nghĩa. Đêm giao thừa, mọi người cũng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ như ở Việt Nam, cũng bánh chưng, cành đào, giò.... Chúng tôi thức suốt đêm để đón giao thừa. Thậm chí trước đó còn đi ra thị xã để chơi. Tôi thức đến 5 h sáng thì đi ngủ. Khi ấy, tôi chẳng nhớ là vui hay buồn nữa, tôi chỉ nhớ đã gọi điện cho bố và mẹ để chúc mừng năm mới.

Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi ăn uống qua loa rồi chúng tôi mượn xe ô tô đi chơi. Bọn tôi đi đến một nơi mà ở đó mọi người gọi là suối nước nóng. Tôi cũng chẳng biết gọi tiếng Anh là gì, mãi về sau KSTV mới nói đó là Hot Spring. Đó là nơi cách chỗ chúng tôi ở khoảng 70km về phía biên giới Lào và Việt Nam. Trên đường đi chúng tôi ghé các đơn vị trong công trường để chúc tết. Mỗi đơn vị cũng chỉ có vài người trực tết, còn lại công nhân cho về ăn tết hết cả. Quà tết của chúng tôi là vài giò phong lan... Ngày mùng 2 chúng tôi lại có xe đi chơi, nhưng lần này chúng tôi ...Nam tiến, ko Tây...tiến như hôm trước. Chủ định cũng là đi thăm cánh đồng chum, vì ở Xiêng Khoảng nơi chúng tôi làm việc thì nổi tiếng với cánh đồng chum và nhiều bom mìn nhất nước Lào. Có 3 bãi tất cả nhưng chúng tôi chỉ đi được có 2 bãi, bãi thứ nhất cách chỗ chúng tôi 6km, xem ra rất gần, với đủ loại chum lớn nhỏ, nằm ngang hay dựng đứng nằm tập trung 1 một bãi rộng lắm tôi chẳng biết kích thước thế nào, có lẽ phải bằng hồ Hoàn Kiếm chăng? Có cái đường kính lên đến 2 m. Bãi thứ 2 thì chum ít hơn cách chỗ chúng tôi ở khoảng 15-20km, nằm rải rác trên 1 quả đồi thấp, số lượng ít hơn. Bữa đó chúng tôi đi sâu vào trong rừng, men theo đường quốc lộ, càng đi vào sâu càng sợ. Lúc sau, 1 người trong đoàn chợt thấy lố nhố nhiều người mặc quân phục vác súng liền cho xe quay đầu lại. Chúng tôi thì vô tư chẳng biết gì, sau khi về nhà người đó nói mới biết. Hú vía! Vì ko biết đó là bộ đội hay phỉ - Xiêng Khoảng (Nọng Hét) còn nổi tiếng là quê hương của phỉ Vàng Pao mà.

Cứ thế chúng tôi chơi cho hết mấy ngày tết, đi chơi cũng khuây khỏa, khỏi nhớ nhà. Có lẽ đó cũng là thời gian vui vẻ nhất mà tôi có được khi làm việc tại đây.

(còn tiếp)

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Mẹ làm sai phải ko Huy?

Bố mẹ định cho Huy đi về quê nội chơi dịp 30/4. Tính toán rằng nếu đi vào ngày 30/4 sẽ rất đông nên phải đi trước hoặc sau. Thế mà đùng cái Huy bị rối loạn tiêu hóa, ko chịu ăn, lại còn đi ngoài sống phân. Mọi kế hoạch đành hủy bỏ chờ Huy khỏi. Ko may sao hôm qua lại bị bỏng chân trái. Mẹ buồn quá thôi. Tuy rằng bỏng nhẹ nhưng mà chân con cứ đỏ ửng lên. Huy sợ hãi phát hoảng ko cho ai động vào chân. Bà thì cứ bắt phải đắp khăn lạnh vào cho Huy. Nhưng mẹ chẳng làm sao động được vào người con vì con cứ hét lên sợ hãi. Mẹ trong lúc tức giận ko biết làm sao đã đấm tay xuống ghế một cái. Cơn tức nguôi đi dần dần khi mẹ cảm thấy đau. Nhưng mẹ nghĩ lại thấy mình hành động thế thật ko phải, bà góp í cũng phải, mẹ cảm thấy có lỗi khi ko làm gì được cho con, tức bố vì ko trông con đến nơi đến chốn, tức bà vì bà cứ nói nhiều. Tóm lại là mẹ chẳng làm được gì cả.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

Tết Hàn Thực

Nói ra mà ngượng ghê, vì tí toáy và hí hoáy làm bánh chay, bánh trôi ko thành. Bánh trôi thì ổn vì nó nhỏ, còn bánh chay vỏ bánh chưa chín hẳn. Thế mà mang vào mời cụ. Huy thì chắp tay khấn cụ theo bà nhiệt tình. Chắt thì vái cụ mời cụ về ăn bánh, trong khi cháu cụ thì mời cụ xơi bánh sống. Thôi bà đừng trách cháu nha bà, lòng thành cháu dâng bánh thắp hương cho bà thôi. Cụ ơi, cụ nhìn thằng Huy nó thành khẩn thế đừng giận mẹ nó nha cụ!

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Quả khế quả vàng.

Quả gì mà chua chua thế xin thưa rằng quả khế...

Photobucket

Khế có nguồn gốc từ Malaixia, tên hán là ngũ lãng tử, tên khoa học là : Averrhoer carambola line. Người tìm ra tác dụng của khế là 1 thầy thuốc người Arập tên là Averrhoer, nên cây khế được gọi bằng tên của ông. Theo ông, khế có thể chữa bệnh ngứa, viêm họng, ho, viêm tuyến nước bọt, đau khớp, làm thuốc ra mồ hôi, giảm mỏi mệt…

Theo y học cổ truyền: Quả khế vị ngọt tính bình, hơi mát. Quả chín thì hơi ôn có tác dụng sinh tán dịch, giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt, giải độc. Vỏ khế cũng có tác dụng làm thuốc nhất là với bệnh dị ứng, mẩm ngứa…

Theo kinh nghiệm dân gian thì khế là một thuốc lành được dùng rất rộng rãi và có tác dụng rất tốt với nhiều bệnh:

1. Dị ứng sơn ta:
Dị ứng với sơn ta khi tiếp xúc hoặc chỉ đi qua thôi, hoặc mới ngửi người đã mẩn ngứa, sưng đau thậm chí lở loét, chảy nước.

Cách dùng:
• Quả khế thái lát hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị dị ứng.
• Lá khế tươi một nắm, rửa sạch giã lấy nước uống.
với dị ứng sơn ta thì đây gần như là cách chữa hiệu quả nhanh, đơn giản đỡ tốn kém nhất.

2. Dị ứng với thời tiết (dân gian gọi là ma tịt) gây mẩn ngứa mày đay:
• Vỏ khế tươi (bỏ lớp vỏ ngoài) 50g sắc uống.
• Lá khế tươi sao nhẹ(dùng tay sao cho đủ độ không bỏng tay)xoa ngoài khi nguội lại sao.
Làm như vậy 2 đến 3 lần là sẽ khỏi.

3. Sởi ở trẻ nhỏ:
Lá khế tươi 20g, vỏ khế tươi(cạo vỏ)20g sao nhẹ rồi sắc cho trẻ uống. Khi sởi bay thì nấu nước lá khế cho trẻ tắm thì sẽ tráng được tái phát. (Nấu nước lá khế sôi rồi để ấm vừa tắm, không được pha nước lã).

4. Vết thương lở loét lâu khỏi:
Nấu nước lá khế đặc, rửa và thấm vào vết thương, ngày 2 đến 3 lần cho tới khi miệng lên da non (thời gian từ 3-5 ngày).

5. Chữa nước ăn chân :
Nướng khế xanh rồi cắt lát đắp đầy vào vết thương (không nóng hay nguội quá), ngày 2 lần (phải đắp 1 lần trước khi đi ngủ). Chú ý phải rửa chân sạch băng nước muối 9% trước khi đắp khế.

6. Chữa viêm bàng quang câp (đái nhắt, đái buốt, đái ra máu).
• Lá khế tươi 40-50g.
• Râu ngô hoặc rễ cỏ tranh hoặc mã đề tươi hoặc khô ( nếu tươi 200g, khô 400g) sắc uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này uống 2-3 lần đã có tác dụng.

7. Chữa bí đái:
Khế 1 quả, tỏi một củ giã nhuyễn đắp vào rốn khoảng 20 phút sau có kết quả.

8. Chữa ho (khan hoặc có đờm):
Hoa khế tươi tẩm nước gừng sao nhẹ: 20g, cam thảo bắc 40g. Sắc lấy nước uống 2-3 lần, có thể pha như trà uống dần. Nhớ uống nóng.

9. Viêm họng, rát họng:
Lá khế bánh tẻ tươi 40g, một chút muối. Giã nhỏ vắt lấy nước cốt ngâm và nuốt hoặc có thể nhai chút lá khế với vài hạt muối cũng có tác dụng tương tự.

10. Cảm nắng(còn gọi là cảm thử): Có triệu chứng sốt, khát nước, đau đầu. Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch giã vắt nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc quả khế già (chưa chín nhưng không non)
nướng qua sắc nước uống.
Lưu ý: Người bị đau dạ dày không nên uống khi đói.

11. Dành cho người bị ung thư:
• Khế tươi hoặc chín 500g, giã lấy nước bỏ bả thêm đường đủ ngọt, đun sôi.
• Chuối táo tây bỏ vỏ thái miếng, thêm cam(lấy tép), nho(bỏ hạt), đun nhỏ lửa thêm bột sắn dây vừa đủ, nấu ăn ngày 1-2 lần. Ăn khi còn ấm, có tác dụng hỗ trợ khi bệnh nhân ung thư bị sốt hoặc giảm được tác dụng phụ trong lúc hóa trị liệu.…

Dù ở thành phố hay nông thôn, nếu có điều kiện các ông bố, bà mẹ hãy trồng vài gốc khế, vừa đẹp lại vừa giúp bạn khi cần.


(Dược sỹ, Lương y Bùi Cửu Trường - Theo tạp chí Mẹ và Bé)