Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007

Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng

Kỳ 8: Hạnh phúc của chiến sĩ tình báo?

(VietNamNet) - Mải lo làm cách mạng, đến khi gần 40 tuổi mà vẫn chưa lấy chồng, mẹ cô sốt ruột lắm. Bà cụ suốt ngày làu bàu: “Không lo mà lấy chồng đi, mày chỉ giỏi thờ mấy thằng Việt Cộng thôi sao?”. Tụi sinh viên Sài Gòn tán tỉnh cô hoài không đổ, ức quá bèn dựng chuyện cô là “con gái nhà giàu làm cao, sống mà trái tim không có”. Cô cười, hai mắt ngấn lệ. Trời ơi, nếu không có trái tim, chẳng bao giờ đồng đội của cô có thể sống sót.
>> Kỳ 7: Sống giữa lằn ranh>> Kỳ 6: Giữa lòng địch để tang Bác Hồ>> Kỳ 5: Cứu đồng đội bằng cách... chia lửa về nhà>> Kỳ 4: Mỹ nhân của cố vấn Hải quân Mỹ!>> Kỳ 3: Đồng đội, duyên phận và những ám ảnh cuộc đời>> Kỳ 2: Tiểu thư Thành đô sống như... tiểu thuyết>> Kỳ 1: "Hoa trong tuyến lửa"
Tự rút lui để giữ an toàn cho đồng đội

Năm 1970, đang trong giai đoạn tạo được niềm tin vững chắc tại Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hoà, cô nhận lệnh phải rút về chiến khu, để đảm bảo an toàn cho Phạm Xuân Ẩn. Hơn 15 năm đào tạo và nỗ lực, đến giờ Phạm Xuân Ẩn đã trở thành ký giả nổi danh, đã chui sâu leo cao vào lòng địch.

Lúc này, mọi mối quan hệ của Phạm Xuân Ẩn phải được giữ gìn cẩn thận, bởi ông đã là một trong những nhà tình báo chiến lược của miền Bắc Việt Nam. Hơn nữa, bây giờ đã chuyển sang giai đoạn căng thẳng, sau Tết Mậu Thân, bất kể ai cũng có thể chết nếu để sơ hở dù nhỏ nhất.

Những lúc cảm thấy cô đơn trong trận tuyến một mình, Phạm Xuân Ẩn đã nhiều lần tự ý đến thăm gia đình Tám Thảo, để tìm ở đấy chút cảm giác bình yên. Nhưng hành động tưởng nhỏ đó lại vô cùng nguy hiểm.

Không thể để một sơ suất nào nguy hại đến ông và đến hàng chục giao liên đang ngày đêm làm việc trong im lặng, Tám Thảo lập tức tuân lệnh. Nhưng nếu đi có nghĩa là cô phải chia tay với gia đình, xa rời cuộc sống sung túc trong nội thành, ra chiến khu sẽ khổ...

Song cái đó thì có nghĩa lý gì? Tổ chức đã quyết, và hạnh phúc của người lính không có gì hơn: cô rút lui để giúp cho cách mạng tiến lên thêm bước mới.

Thiếu tướng Sáu Trí, lãnh đạo Phòng tình báo Miền, (VietNamNet sẽ viết tiếp về ông trong loạt bài sau) trong cuốn hồi ký tổng kết đời hoạt động tình báo của mình cũng dành những dòng ghi ơn trang trọng nhất khi viết về Tám Thảo: “Để bảo vệ lưới tình báo đặc biệt 2T, xoá nhiệm vụ cơ cán đi sâu của chị Tám Thảo đang làm phiên dịch cho cố vấn Mỹ trong Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ… Chúng tôi tiếc phải rút chị ra cứ vì chị Tám đang phát huy tác dụng cao.

Chị là một nữ điệp viên duy nhất của Phòng tình báo Miền. Chúng tôi có ý định nhân điển hình của chị Tám để khai thác khả năng phong phú và quý giá của phụ nữ miền Nam trong công tác tình báo”.

Mệnh lệnh này được đưa ra trong hội nghị tình báo tháng 9/1969.

Hạnh phúc trong nửa vòng tay

Sau khi rút ra ngoài rừng, cô được gặp người em trai của “bà tư sản Bảy Huê” - người phụ nữ từng giúp cô suốt cái thời làm giao liên cho ông Ẩn.

Trong nhà cô, ngoài bàn thờ ra, ở tất cả các vị trí trang trọng khác đều treo ảnh ông, như một cách để giữ lại hạnh phúc cuối đời.
Thuở mới quen ông, cô cũng chưa có tình yêu ngay. “Đám cưới của tôi là do... Đảng gợi ý”, bởi cô đã quá tuổi thanh xuân rồi. Những người chỉ huy của cô, ông Sáu Trí, ông Tám Mỹ lo lắm, tìm cách mai mối giúp cô. “Đảng lo cho em nên giới thiệu em với đồng chí đó. Ba em kén cho em cũng không bằng Đảng kén cho em đâu, vì Đảng biết Đảng viên nào xứng đáng với em mà”.

Nghe vậy, Tám Thảo đồng ý gặp mặt, rồi 7-8 tháng sau, hai người nên duyên. Ngày cưới, cô tiểu thư vốn quen được chiều chuộng chỉ băn khoăn mỗi một điều: không hiểu ông có “kẹo kéo” hay không, bởi tính cô giống ba, vốn quen rộng rãi, đại lượng với tất cả mọi người.

Lấy nhau rồi, cô mới bắt đầu mở lòng mình sau suốt gần 40 năm khép kín. Cô kể cho chồng nghe về mối tình đầu thuở đôi mươi không thành. Nghe xong, ông cảm động lắm. Người chiến sĩ tình báo nửa đời phải sống trong câm lặng và những lời đồn cay nghiệt, nay đã có thêm một cái tôi để chia sẻ.

Tuy nhiên, kết hôn năm 39 tuổi, cộng với sự căng thẳng thời sống trong nội thành và sự gian khổ khi ra ngoài căn cứ, Tám Thảo chưa bao giờ được làm mẹ. Điều duy nhất an ủi cô chính là niềm hạnh phúc có được một người chồng thương yêu, tin tưởng cô hết mực.

Ngay cạnh phòng của cô là một khu vườn nhỏ, đầy hoa và đầy nắng. Ở đây không có dòng sông, không có xuồng nhỏ, nhưng những bông hoa tự tay cô trồng luôn nhắc cô nhớ về những ngày đầu tiên của chuỗi hành trình cuộc đời: giờ đã đẹp hơn cả tiểu thuyết!
Đầu năm 1973, khi vòng đàm phán 4 bên bắt đầu vào hồi kết, cô tình cờ gặp lại... mối tình đầu tiên. Ông là thành viên tham gia phái đoàn đàm phán. Được trở lại Nam sau 20 năm xa cách, ông bắt đầu tìm cô.

Nhưng làm sao tìm được khi đến chính tên cô cũng thay đổi bao lần: từ Mỹ Nhung cho đến Mỹ, Tuyết chị (Sáu Tuyết), rồi Yên Thảo (Tám Thảo)... Chưa kể đến chuyện lòng người, biết ai còn nhớ tới ai. Nhưng ông vẫn quyết tâm dò tìm cho bằng được.

“Ngày gặp nhau, cũng cảm động dữ lắm. Hai chục năm rồi còn gì”. Thương nhau, nhưng giờ đã mỗi người mỗi phận. Ông có gia đình, cô có hạnh phúc. Trước giây phút gặp nhau, không biết có khi nào ông băn khoăn rằng liệu cô tiểu thư Sài Gòn năm xưa có thể kiên cường vượt qua mọi thử thách cam go để theo đuổi tình yêu lớn nhất trong đời: yêu Tổ quốc, hay không? Hay tình yêu với cuộc sống nhung lụa của mình sẽ làm cô gục ngã?. Hai mươi năm gặp lại, hẳn ông đã rất tự hào. Người con gái ông yêu đã thực sự viết nên những trang tiểu thuyết đẹp về chính cuộc đời mình.

Sau này, cô cũng kể lại buổi gặp gỡ cho chồng nghe. Thậm chí, cô còn không quên chuyện vào một ngày nắng đẹp, cô từng nhận liền lúc 2 lá thơ gửi về: một của chồng và một của ông. Nghe xong, chồng cô lại càng thấy thương và kính trọng vợ mình hơn nữa.

Đến bây giờ, ở tuổi 75, cô Tám Thảo sống một mình. Vào đúng độ con người thực sự cần hơi ấm mỗi khi chiều buông thì cô lại lẻ bóng. Trong nhà cô, ngoài bàn thờ ra, ở tất cả các vị trí trang trọng khác đều treo ảnh ông, như một cách để giữ lại hạnh phúc cuối đời.

Sống một mình, nhưng trái tim cô vẫn luôn biết yêu thương như thuở nào, yêu từ những bông hoa nhỏ, những kỷ vật xưa cũ cho tới thương những người bạn già, những đứa cháu láu lỉnh mãi ngoài Hà Nội.

Phòng ngủ của cô giờ không có dáng vẻ khuê phòng thuở xưa, nhưng nét sang trọng thì vẫn ẩn trong từng chi tiết, từ chiếc gối phảng phất hương thơm cho đến bức hình gia đình ấm cúng. Cô đã đi gần hết cuộc đời, đủ thấy cái hiểm nguy mà không còn sợ hãi, đủ kinh qua chuyện lớn mà coi như chuyện nhỏ, đủ thấy sự cao cả trong những con người thầm lặng, và đủ yêu những con người vĩ đại mà giản dị vô cùng. Thế nên, cuộc sống của cô giờ đã nhẹ nhàng lắm.

Ngay cạnh phòng của cô là một khu vườn nhỏ, đầy hoa và đầy nắng. Ở đây không có dòng sông, không có xuồng nhỏ, nhưng những bông hoa tự tay cô trồng luôn nhắc cô nhớ về những ngày đầu tiên của chuỗi hành trình cuộc đời: giờ đã đẹp hơn cả tiểu thuyết!

* * *
… Mùa thu năm 1960, Hai Trung thông qua Tám Thảo để móc nối liên lạc với tổ chức, với yêu cầu “chỉ tiếp xúc với một người mà Trung đã từng biết”. Cuối năm 1960, trực tiếp Hai Trung lái xe, Tám Thảo dẫn đường ra căn cứ, để Hai Trung gặp lại người đã từng ăn với ông bữa cơm chiều muộn khi giao nhiệm vụ từ 8 năm về trước: ông Cao Đăng Chiếm.

Bắt đầu từ đây, “câu chuyện tuyệt vời về một điệp viên đã thách thức nước Mỹ" như cách mà nhà báo kỳ cựu của tờ Le Monde (Pháp) Jean Claude Pomonti nói về Trần Văn Trung, được viết nên, như một huyền thoại.

Không có nhận xét nào: